
Cao Huyết Áp Gây Đột Quỵ – Biến Chứng Và Phòng Ngừa
Cao huyết áp gây đột quỵ là một trong những câu chuyện về sức khỏe đáng báo động ở Việt Nam hiện nay. Cao huyết áp dẫn đến tai biến hay cao huyết áp rối loạn tiền đình đều có liên quan đến biến chứng và các dấu hiệu của đột quỵ. Việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết sẽ giúp bạn và gia đình bảo vệ được sức khỏe của mình. Vậy cao huyết áp đột quỵ thực sự nguy hiểm ra sao? Cách phòng tránh hữu hiệu nhất là gì? Cùng đón xem ngay bạn nhé!
Cao huyết áp gây đột quỵ là cực kỳ nguy hiểm
Tại sao tăng huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ?
Có 2 loại đột quỵ chính hiện nay, đó là:
- Đột quỵ do thiếu máu: Đây là tình trạng chiếm đa số những trường hợp gây nên đột quỵ.Chúng xảy ra khi những mạch máu não bị thu hẹp lại; hoặc bị tắc nghẽn (hay còn gọi là xơ vữa động mạch). Cơ chế này làm cắt đứt những dòng máu đến các tế bào của não.
- Đột quỵ do xuất huyết: Đây là tình trạng hiếm; chỉ chiếm một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn. Chúng xảy ra khi mạch máu não của người bệnh bị vỡ.
- Cơn thoáng thiếu máu não: Đây là một dạng cảnh báo của biến chứng đột quỵ. Chúng xảy ra khi bị tồn đọng các cục máu đông tạm thời.
Khi một phần của não bộ không còn nhận được lượng oxy và máu cần thiết; các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Bộ não có chức năng giúp con người kiểm soát được những suy nghĩ và chuyển động. Vì vậy khi biến chứng đột quỵ xảy ra; chúng có thể làm đe dọa đến khả năng suy nghĩ, khả năng di chuyển và hoạt động trong cơ thể. Bên cạnh đó, các biến chứng đột quỵ sẽ có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và thị lực. Những cơn đột quỵ nặng thậm chí còn có thể gây nên sự tê liệt hoặc tử vong.

Đó chính là lý do vì sao việc kiểm soát bệnh tăng huyết áp là cực kỳ quan trọng để làm iảm nguy cơ bị đột quỵ
Yếu tố nguy cơ của tình trạng cao huyết áp gây đột quỵ
Khoảng 90% biến chứng gây ra đột quỵ đều là do những yếu tố nguy cơ mà chúng ta có thể điều chỉnh được. Trong đó có khoảng 75% là do những yếu tố hành vi; ví dụ như chế độ ăn uống kém lành mạnh, hút thuốc lá và ít hoạt động về thể chất. Việc kiểm soát được những yếu tố nguy cơ sẽ giúp chuyển hóa; từ đó có thể giúp ngăn chặn hơn 3/4 gánh nặng gây nên đột quỵ trên toàn cầu.
Trong đó, bệnh tăng huyết áp chính là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây nên biến chứng này. Dựa trên những dữ liệu từ 30 nghiên cứu đã được tiến hành; trong đó có khoảng 64% bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp bị đột quỵ. Chính vì vậy, việc kiểm soát mức độ và các cấp độ của huyết áp chính là điều cần thiết. Việc này nhằm để làm giảm thiểu nguy cơ đột quỵ; cùng với đó là dự phòng tình trạng đột quỵ tái phát.

Nguy cơ đột quỵ từ bệnh tăng huyết áp là ở mức BÁO ĐỘNG. Chính vì vậy bạn cần theo dõi thật kỹ các mức chỉ số để đánh giá sự an toàn của sức khỏe
Nguyên tắc phòng ngừa tình trạng cao huyết áp gây đột quỵ
Nguyên tắc chính để kiểm soát hiệu quả
Tăng huyết áp là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm; thế nhưng bệnh có thể giảm được những biến chứng cao huyết áp gây đột quỵ. Cụ thể nếu như người bệnh chủ ý tuân thủ được những nguyên tắc phòng ngừa; cùng với đó là duy trì một chế độ, một lối sống lành mạnh thì sẽ có thể giảm được nguy cơ; bên cạnh đó là duy trì được một mức huyết áp ở mức độ bình thường. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần phải tự động theo dõi huyết áp của mình hằng ngày; bên cạnh đó là thực hiện việc đo huyết áp ít nhất hai lần một năm.
Những người mắc bệnh cao huyết áp nên kiểm soát được trị số huyết áp; cùng với đó là khống chế huyết áp để chúng đạt được trị số huyết áp mục tiêu đề ra. Theo đó, nguyên tắc phù hợp khi sử dụng thuốc hạ huyết áp; đó là bắt đầu sử dụng thuốc với những liều thấp để có thể đạt hiệu quả cao; đồng thời giúp hạn chế được những tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Người bệnh nên chủ động duy trì huyết áp ở dưới 120/80 mmHg. Nếu chỉ số trên mức 140/90 mmHg, khi đó bạn đã bị tăng huyết áp.

Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc để hạ huyết áp theo đúng như những chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc hoặc giãn cách liều thuốc
Kiểm soát lối sống và chế độ dinh dưỡng phòng ngừa cao huyết áp gây đột quỵ
- Không được hút thuốc lá hay thuốc lào.
- Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn có muối, sử dụng muối, đồ ăn quá mặn.
- Duy trì một mức cân nặng phù hợp.
- Vận động cơ thể thật đều đặn. Có thể tập thể dục như yoga, đi bộ, dưỡng sinh từ 30-45 phút mỗi ngày.
- Giảm tần suất căng thẳng tâm thần. Lí do là vì stress có thể gây tăng huyết áp và dẫn đến đột quỵ.
- Ăn chế độ ăn giảm mỡ.

Lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm soát bệnh tăng huyết áp; từ đó giúp phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não
Hi vọng các thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có được những góc nhìn chính xác hơn về căn bệnh này. Và đừng quên FOLLOW CIRCLE DNA ngay hôm nay để cập nhật liên tục các thông tin bổ ích nhất bạn nhé!