
Cao Huyết Áp Độ 1 Là Gì? Có Bao Nhiêu Cấp Độ?
Cao huyết áp là một trong những căn bệnh không phải hiếm gặp; nhất là ở người già. Bạn đã từng nghe qua các thuật ngữ: “cao huyết áp độ 1”; “cao huyết áp giai đoạn 1”; “cao huyết áp giai đoạn 2”; … Vậy những thuật ngữ này là gì? Cao huyết áp có tất cả là bao nhiêu cấp độ; và ý nghĩa của từng cấp độ là gì? Biết được điều này, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng của các bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp; trong đó có thể có gia đình của mình. Vậy hãy cùng CIRCLE DNA giải đáp ngay bạn nhé!
Cao huyết áp độ 1 là gì? Những cấp độ tăng huyết áp
Theo các nghiên cứu của WHO, huyết áp bình thường ở những người lớn là sự ổn định; cụ thể: Huyết áp tâm thu < 140mmHg và/hoặc Huyết áp tâm trương < 90mmHg.
Tăng huyết áp hoặc nhiều người gọi là bệnh cao huyết áp. Đây là một bệnh lý cực kỳ phổ biến. Điều này xảy ra khi mà áp lực máu tác động lên phần thành mạch là quá cao. Nếu mức huyết áp này luôn tăng cao trong thời gian dài; chúng có thể dễ dàng gây ra rất nhiều những vấn đề về sức khỏe; ví dụ như: Đái tháo đường, đột quỵ, suy thận, nguy cơ về tim mạch,… Thậm chí có thể là những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của các bệnh nhân.
Tiền cao huyết áp
Trước cao huyết áp độ 1 là tiền cao huyết áp. Đây chính là giai đoạn ban đầu của bệnh tăng huyết áp; thế nhưng chúng ta cũng không nên xem thường. Lí do là vì chúng sẽ rất nhanh tiến triển thành bệnh tăng huyết áp nếu như không có những sự can thiệp kịp thời.
Giai đoạn bệnh này cũng cần có một chế độ sinh hoạt thật sự hợp lý. Bạn phải ăn uống điều độ, ăn ít chất béo, giảm việc ăn mặn; cùng với đó là phải tập thể dục thường xuyên.

Đây là giai đoạn xảy ra khi mà huyết áp tâm thu ở trong mức khoảng 120 – 130 mmHg; và huyết áp tâm trương sẽ ở mức trong khoảng 80 – 89 mmHg.
Cao huyết áp độ 1 (cao huyết áp giai đoạn 1)
Nếu như chỉ số huyết áp tâm thu của bạn ở mức 140 – 159 mmHg; và huyết áp tâm trương ở mức 90 – 99 mmHg; thì có nghĩa rằng người đó đang ở giai đoạn cao huyết áp giai đoạn 1. Đây là một giai đoạn của bệnh cao huyết áp ở mức nhẹ. Những biểu hiện sẽ ít và chưa thể làm tổn thương quá nhiều đến mạch máu cùng những cơ quan nội tạng khác.
Thòi điểm này, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc lợi tiểu để giúp hạ huyết áp. Và bạn sẽ phải cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt của mình; cùng với đó là phải thường xuyên kiểm soát huyết áp.
Cao huyết áp giai đoạn 2
Cao huyết áp độ 2 xảy ra khi huyết áp tâm thu giao động trong khoảng 160– 179 mmHg; bên cạnh đó huyết áp tâm trương sẽ ở mức 100 – 109 mmHg. Vào giai đoạn này, những biểu hiện của tổn thương đã rõ ràng hơn; ví dụ như: xơ vữa động mạch, hẹp một phần hoặc toàn bộ động mạch vành, phì đại tâm thất trái, … Chúng có thể được phát hiện qua quá trình siêu âm.

Cao huyết áp giai đoạn 2 sẽ có thể nặng hơn bất cứ lúc nào. Nếu như vậy các bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc lợi tiểu kết hợp cùng với thuốc hạ huyết áp
Cao huyết áp giai đoạn 3
Sau cao huyết áp độ 1, cấp độ 2 đó chính là cấp độ 3; hay còn gọi là giai đoạn 3. Chỉ số huyết áp sẽ đo được khi nghỉ ngơi ở mức vượt ngưỡng 180 mmHg đối với huyết áp tâm thu; và sẽ trên 110 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Tình trạng hiện giờ của bệnh nhân đang ở mức báo động đỏ; đây là mức cực kỳ nguy hiểm.
Lí do là bởi lúc này, những cơ quan nội tạng và mạch máu hầu như đã bị tổn thương cực kỳ nghiêm trọng. Các biến chứng có thể gặp như: Phình động mạch, đau thắt ngực, tắc động mạch, nhồi máu tim, đột quỵ, xuất huyết võng mạc, suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận,… Thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Cao huyết áp đơn độc
Tăng huyết áp đơn độc gồm có hai loại; đó là tăng huyết áp tâm trương đơn độc và tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là khi huyết áp tâm thu của người bệnh ở mức lớn hơn 140 mmHg; tuy nhiên lại đi kèm với mức tăng huyết áp tâm trương bình thường (<90 mmHg). Còn tăng huyết áp tâm trương đơn độc đó là khi huyết áp tâm thu ở mức nhỏ hơn 140 mmHg; tuy nhiên huyết áp tâm trương lại ở mức lớn hơn 90 mmHg. Những tình trạng này thường là lành tính; thế nhưng bạn cũng không nên quá xem thường.
Tránh nguy cơ tim mạch bằng cách điều trị tăng huyết áp
Nguyên tắc chung
Cao huyết áp độ 1, cao huyết áp giai đoạn 2, … Đây là bệnh mạn tính và bạn nên cần theo dõi đều đặn; cùng với đó là phải điều trị đúng và đủ hàng ngày với một quá trình lâu dài.
Mục tiêu điều trị đó chính là đạt được “huyết áp mục tiêu”; cùng với đó là giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”. Huyết áp của bạn phải cần đạt ở mức < 140/90 mmHg; có thể là thấp hơn nữa nếu như người bệnh vẫn dung nạp được.
Nếu như nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu của bạn cần đạt được đó là < 130/80 mmHg.
Khi việc điều trị đã đạt được mức huyết áp mục tiêu; bạn cần phải tiếp tục duy trì theo phác đồ điều trị lâu dài của bác sĩ; kèm theo đó là việc theo dõi thật chặt chẽ và định kỳ để điều chỉnh kịp thời
Việc điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có trong mình những tổn thương cơ quan đích. Không nên tiến hành thử hạ huyết áp quá nhanh; việc này nhằm để tránh các biến chứng thiếu máu ở những cơ quan đích; trừ những tình huống cấp cứu khẩn cấp.

Dù là cao huyết áp độ 1 hay cao huyết áp giai đoạn 2, … Bạn cũng không nên quá chủ quan vì những biến chứng mà nó mang lại cho tim mạch là rất lớn
Những biện pháp tích cực thay đổi lối sống
Đây là những biện pháp có thể áp dụng cho mọi bệnh nhân. Chúng có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển và giảm đươc được huyết áp; từ đó giúp làm giảm số thuốc cần dùng. Cụ thể như:
- Có cho mình một chế độ ăn uống hợp lý; phải đảm bảo đủ kali cùng những yếu tố vi lượng. Bạn phải gảm ăn mặn (< 6 gam muối hoặc 1 thìa cà phê muối vào mỗi ngày). Cùng với đó là hãy tăng cường thêm rau xanh và hoa quả tươi. Tuyệt đối hạn chế những thức ăn có chứa quá nhiều cholesterol cùng axit béo no.
- Hãy tích cực giảm cân (nếu như bạn quá cân). Hãy học cách duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối của cơ thể (BMI: body mass index) là từ 18,5 cho đến 22,9 kg/m2. Hãy cố gắng duy trì vòng bụng của bạn dưới mức 90cm ở nam và dưới mức 80cm ở nữ.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia
- Hãy ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc các loại thuốc lào.
- Hãy tăng cường các hoạt động thể lực ở một mức phù hợp; ví dụ như đi bộ, tập thể dục hoặc vận động ở mức độ vừa phải và đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
- Nên tránh việc âu lo, căng thẳng dây thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh tình trạng bị lạnh đột ngột.

Những bài tập dưỡng sinh cũng có thể giúp bạn điều hòa được nhịp tim một cách ổn định; từ đó giúp ngăn ngừa hoặc hạn chế các biến chứng do cao huyết áp để lại
Đừng quên FOLLOW CIRCLE DNA ngay hôm nay để cập nhật liên tục các thông tin bổ ích nhất cho sức khỏe bạn nhé!