
Bà Bầu Ngủ Nhiều Có Tốt Không?
Mang thai và sinh con là thiên chức đặc biệt chỉ có ở phụ nữ. Tuy nhiên, việc mang thai trong suốt 9 tháng 10 ngày thì thật sự không dễ dàng, đúng không ạ? Mệt mỏi, đau nhức mình là điều thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai. Và để giảm mệt mỏi, chị em chúng mình đã ngủ nhiều hơn để giúp phục hồi sức khoẻ. Tuy nhiên, mẹ bầu, bà bầu, phụ nữ có thai ngủ nhiều quá có tốt không? Đây là thắc mắc của hầu hết chị em. Hôm nay CircleDNA sẽ giải đáp thắc mắc này nhé! Đừng bỏ qua nếu như bạn đang và sẽ mang thai nhé!
Tác dụng của việc ngủ đối với phụ nữ mang thai?
Ai cũng biết rõ vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe của mỗi người, đúng không nào? Giấc ngủ cần thiết cho tất cả các chức năng quan trọng trong cơ thể. Nhờ ngủ đủ giấc mà cơ thể phục hồi được năng lượng. Và cho phép não bộ lưu trữ thông tin cũ, xử lý thông tin mới đã tiếp nhận trong khi thức.
Nếu không ngủ đủ giấc, bạn sẽ khó suy nghĩ rõ ràng hay phản ứng nhanh, tập trung và kiểm soát được cảm xúc của mình. Thiếu ngủ kinh niên sẽ dẫn đến các hệ lụy về sức khỏe nghiêm trọng.
Riêng đối với mẹ bầu, giấc ngủ giúp phục hồi lại năng lượng và lấy lại tinh thần. Đồng thời giảm đi nhiều cảm giác mệt mỏi khi mang thai. Lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể phục hồi nhờ vậy sức khỏe của thai nhi cũng ổn định hơn.
Việc ngủ đủ mang đến nhiều lợi ích. Nhưng nếu ngủ quá nhiều thì lại khác bạn nhé!
Cùng tìm hiểu để biết bà bầu ngủ quá nhiều là ngủ bao nhiêu và có tốt không?
Ngủ quá nhiều là ngủ trên bao nhiêu tiếng?
Theo National Sleep Foundation, thời lượng ngủ cần thiết để có sức khỏe tốt sẽ thay đổi theo độ tuổi. Ngủ đủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày ở độ tuổi trưởng thành (độ tuổi mà hầu hết phụ nữ biết mình có thai). Ngoài ra, một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ giúp mẹ khoẻ khoắn tinh thần hơn. Do những tháng đầu tiên hormone progesterone tăng nhanh đột ngột khiến mẹ bầu cần ngủ nhiều hơn.
Nếu bạn thường xuyên ngủ liên tục từ 9 đến 10 tiếng một ngày. Và có một giấc ngủ chất lượng thì đấy có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ. Hoặc hay thức dậy nhiều lần vào ban đêm. Thì bạn hãy dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi nhé!
Vậy câu hỏi: Mẹ bầu ngủ nhiều quá có tốt không? Hãy cùng xem lời giải đáp ở nội dung tiếp theo nhé!
Phụ nữ mang thai ngủ nhiều có tốt không?
Nhiều phụ nữ mang thai ngủ nhiều hơn bình thường. Nên cảm thấy lo lắng và đặt câu hỏi: Liệu bà bầu, phụ nữ mang thai ngủ nhiều có tốt không? Điều này có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của thai nhi không?
CircleDNA gửi đến bạn câu trả lời, đó là:
Bà bầu ngủ nhiều có tốt không còn phụ thuộc vào cơ địa, cũng như chế độ sinh hoạt của thai phụ nữa. Bởi vì trong thai kỳ, ngoài chất lượng của giấc ngủ ra. Thì chế độ ăn uống, dinh dưỡng và vận động thể dục thể thao cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thai kì.
Vậy nên, nếu mẹ bầu chỉ ngủ nhiều mà không quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và vận động. Thì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và bé. Cụ thể như sau:
- Bà bầu ngủ nhiều sẽ làm tăng khả năng mắc chứng thuyên tắc mạch phổi. Vì nằm lâu sẽ tạo điều kiện cho các khối máu ở tĩnh mạch chân di chuyển lên tĩnh mạch phổi. Từ đó có thể gây tắc nghẽn.
- Bà bầu ngủ nhiều đồng nghĩa có ít thời gian vận động và thể dục thể thao. Nên rất dễ gặp tình trạng cứng cơ. Hơn nữa, phụ nữ mang thai ngủ nhiều làm mức đường huyết tăng lên, dễ dẫn đến bị tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mang thai ngủ nhiều quá có tốt không? Câu trả lời là không tốt nhé. Hãy ăn uống và ngủ nghỉ điều độ, kèm theo vận động nhẹ nhàng để có thai kỳ khoẻ mạnh nhé!
6 yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của phụ nữ khi mang thai
Như đã trình bày ở trên, khi mang thai, bạn có thể sẽ ngủ nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp khó ngủ và trằn trọc. Sau đây là 6 nguyên nhân dẫn đến không ngon giấc:
Sự thay đổi nội tiết tố
Trong tam cá nguyệt đầu tiên (phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tiên), huyết áp và lượng đường trong máu bị giảm xuống. Chính vì vậy, nhiều khả năng dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Đồng thời hoocmon progesterone trong giai đoạn tăng nhanh khiến bạn muốn ngủ nhiều hơn.
Hội chứng chân không yên
Có thể nồng độ estrogen tăng cao hoặc thiếu axit folic và sắt. Nên nhiều phụ nữ mang thai đã trải qua một số đêm khó chịu do phải di chuyển chân.
Bệnh trào ngược dạ dày, thực quản (GERD)
Ở phụ nữ bị bệnh trào ngược, cơ vòng ở đáy thực quản dạ dày bị lỏng lẻo. Làm cho thức ăn và chất lỏng dễ trào ngược vào cổ họng. Phụ nữ mang thai rất dễ dẫn đến tình trạng trào ngược này. Vì áp lực tăng thêm lên vùng dạ dày đã cản trở sự đóng lại bình thường của cơ vòng dưới thực quản. Chính điều này cũng khiến phụ nữ mang thai khó ngủ, không có giấc ngủ sâu.
Rối loạn giấc ngủ khi có bầu
Mẹ bầu ngủ nhiều là do các rối loạn giấc ngủ thường hay xảy ra trong quá trình mang thai. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba (3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai). Thời gian này, bạn có thể cảm nhận được bản thân dành nhiều thời gian trên giường hơn nhưng lại không ngon giấc.
Ngoài ra, đau nhức, căng thẳng và lo lắng xung quanh việc mang thai và sinh nở. Cũng như việc bận tâm chăm sóc một đứa trẻ như thế nào cũng khiến bạn không đi ngủ đúng giấc như bình thường.
Tình trạng ngưng thở khi ngủ

Hãy đi khám bác sỹ ngay khi cơ thể mẹ bầu có những dấu hiệu như khó thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.
Hãy phải trao đổi ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu hơi thở của bạn bị hạn chế trong lúc ngủ nhé! Điều này rất nguy hiểm. Vì tình trạng ngưng thở cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền đấy!
Tình trạng này có thể là do những thay đổi về sinh lý và nội tiết tố. Mặc dù tình trạng này có thể hết hẳn sau khi mang thai. Tuy nhiên, nó có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. Chính vì vậy, bạn cần nên kiểm tra nhé!
Đi tiểu thường xuyên khi mang thai
Vào 3 tháng cuối thai kỳ, bạn sẽ thức dậy đi vệ sinh nhiều lần hơn do em bé lớn đã tạo áp lực cho bàng quang của bạn đấy.
Bạn hãy cố gắng hạn chế lượng nước uống trước khi đi ngủ. Để giúp giải quyết vấn đề này nhé. Nhưng hãy nhớ rằng, mẹ bầu vẫn nên uống đủ nước. Nhằm tránh những rối loạn nhất định như táo bón, thiếu ối, khô miệng, …
Cần làm gì để giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn và có 1 thai kỳ khỏe mạnh?
Để hạn chế tình trạng ngủ quá nhiều. Thai phụ hãy giảm thời gian ngủ ngày và có một giấc ngủ về đêm chất lượng. Chính vù vậy, mẹ nên chú ý các điểm sau:
- Hãy ngủ đúng giờ, đủ giấc
- Luôn giữ một tinh thần thật thoải mái, không lo lắng thái quá. Và hạn chế các công việc nặng nhọc và lao lực.
- Trước khi đi ngủ, hãy hạn chế uống nước.
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý. Như ăn các loại ngũ cốc, nhiều cá, rau xanh và thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
- Tạo ra một lịch vận động, rèn luyện thể dục phù hợp. Điều này giúp tâm trạng mẹ bầu tốt hơn và xương khớp cũng dẻo dai hơn.
- Có tư thế ngủ thích hợp. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, em bé đã lớn lên và khiến mẹ có tư thế ngủ tốt hơn. Hãy nằm nghiêng về cả 2 bên tuy nhiên tốt hơn vẫn là nằm nghiêng về bên trái. Vì theo nghiên cứu, nằm ở tư thế này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm nguy cơ sinh non.

Theo khuyến cáo, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối hãy ngủ nghiêng về phía bên trái sẽ tốt hơn nhé!
Hy vọng bài viết này hữu ích với mẹ bầu. Giải mã GEN CircleDNA có thể tiết lộ thông tin về thời gian ngủ phù hợp với bạn cũng như tình trạng ngưng thở khi ngủ đấy! Việc tầm soát nguy cơ sớm và hiểu mình thật quan trọng để chuẩn bị cho một thai kỳ khoẻ mạnh nè. Ngoài ra còn rất nhiều kết quả liên quan đến chế độ ăn, dinh dưỡng và vận động nữa đấy. Nếu bạn có thắc mắc gì, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp nhiệt tình nhé!