
Nên Ngủ Lúc Mấy Giờ? 21h Hay 22h Đi Ngủ Thì Tốt?
Khi bạn có vấn đề về giấc ngủ hay bạn thức dậy mà cơ thể không có đủ năng lượng, luôn cảm thấy uể oải thì câu hỏi bạn đặt ra sẽ là: Nên ngủ từ lúc mấy giờ tối? Ngủ lúc mấy giờ thì tốt? Nên ngủ vào giờ nào? Chỉ 1 cú click chuột là bạn sẽ nhận trên 23 triệu kết quả về thông tin trên. Vậy tại sao bạn lại chọn click và đọc bài viết của CircleDNA? Hẳn là bạn sẽ có câu trả lời rồi hén. Sau đây, CircleDNA sẽ gửi đến bạn lời giải đáp vô cùng thú vị cho chủ đề ngày hôm nay. Chần chừ gì mà không nhanh chóng kéo xuống dưới và đọc thôi nè!
Nên ngủ lúc mấy giờ tối thì tốt nhất để cơ thể nghỉ ngơi và đào thải?
Ngủ là thời điểm các cơ quan trong cơ thể thải độc và nghỉ ngơi để tiếp tục một chu trình hoạt động mới vào buổi sáng hôm sau.
Vậy, những khung giờ nào để các bộ phận trong cơ thể đào thải độc tố? Cùng quan sát hình dưới đây.

Nên ngủ lúc mấy giờ? Xem hình để tìm lời giải đáp nhé!
Như vậy, khung giờ từ 21h – 5h sáng sẽ là khung giờ VÀNG để cơ thể bạn nghỉ ngơi. Nhưng giờ ngủ quan trọng nhất là 23h-1h vì giai đoạn này gan đào thải độc tố. Đây là bộ phận đào thải độc tố quan trọng nhất trong cơ thể. Chính ví thế ngủ trước 23h là thời điểm quan trọng và cần thiết để mọi người áp dụng theo.
Thức dậy vào khoảng thời gian từ 5h-6h sáng là tốt nhất. Vì đây là khoảng thời gian rất yên tĩnh cùng với đó là bầu không khí cực trong lành giúp “nạp năng lượng” cho trí não lẫn tinh thần một cách tốt nhất để bắt đầu một ngày dài làm việc hiệu quả.
Vì những lợi ích tuyệt vời trên mà bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian để ngủ và thức đúng trong khung giờ vàng nhé!
Để 23h đạt trạng thái ngủ say thì bạn cần lên giường và nhắm mắt khoảng 22h30. Vì sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu về chu kì của 1 giấc ngủ nhé!
Hiểu về chu kì của giấc ngủ sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng giấc ngủ
Ai cũng đều biết về tác dụng tuyệt vời và cực kỳ quan trọng của giấc ngủ đối với cơ thể. Đó là: cải thiện trí nhớ, kích thích óc sáng tạo, nâng cao tuổi thọ, giảm các triệu chứng viêm, luyện sự tập trung và nâng cao thành tích học tập, giảm căng thẳng và tránh xa bệnh trầm cảm và đặc biệt là giúp bạn sở hữu một thân hình lí tưởng nữa đấy.
Thế nhưng, bạn đã biết về chu kì giấc ngủ chưa? Một giấc ngủ gồm có mấy chu kì? Mỗi chu kì gồm mấy giai đoạn và kéo dài bao lâu? Đặc điểm của mỗi giai đoạn như thế nào? Cùng CircleDNA giải đáp nhé!
Một chu kì giấc ngủ gồm những giai đoạn nào?
Một chu kỳ giấc ngủ thường kéo dài từ 90-110 phút. Có 5 giai đoạn giấc ngủ trong 1 chu kì. Đó là:
1. Giai đoạn 1: Giai đoạn ru ngủ (5% thời gian)
- Diễn ra từ 3-15 phút
- Ngủ thiu thiu và dễ bị đánh thức
- Có hiện tượng co giật
2. Giai đoạn 2: Ngủ nông (45% thời gian)
- Kéo dài khoảng 20 phút.
- Vẫn có thể ý thức một cách lơ mơ.
- Các chức năng cơ thể giảm xuống.
- Có thể bị tỉnh giấc bởi các âm thanh.
3. Giai đoạn 3: Ngủ sâu (10% thời gian)
- Xuất hiện sau 30 – 40 phút tính từ khi bạn lơ mơ ngủ
- Người ngủ rất khó tỉnh, phải có âm thanh to hoặc lay động vào người thì mới tỉnh.
4. Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu (20% thời gian)
- Nhiệt độ, nhịp tim, huyết áp thấp nhất
- Bị đánh thức ở giai đoạn này người ngủ sẽ bị mất phương hướng và rất mệt mỏi.
5. Giai đoạn 5: Ngủ mơ (20% thời gian)
- Còn được gọi là giai đoạn REM (Rapid Eye Movement).
- Giấc mơ xuất hiện trong giai đoạn này.
- Khi thức dậy ở giai đoạn này, họ thường nhớ được giấc mơ.
Để có một giấc ngủ đủ, cần bao nhiêu chu kì mỗi đêm?
Người bình thường cần ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm để sáng mai tỉnh dậy tinh thần khoẻ khoắn nhất. Vậy, dựa theo thời gian của chu kì giấc ngủ, bạn cần ngủ đủ từ 4-5 chu kì.
Làm sao để có giấc ngủ chất lượng?
Dựa vào chu kì giấc ngủ mà ta sẽ điều chỉnh để giúp giấc ngủ đạt được trạng thái sâu và rất sâu. Khi đó thức giấc, bạn sẽ có 1 sự tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Bạn hãy điều chỉnh thời gian thức dậy vào giai đoạn REM nhé. Nếu bạn có hiện tượn uể oải lúc tỉnh giấc, hẳn là bạn đã thức vào giai đoạn ngủ sâu hoặc rất sâu của giấc ngủ đấy. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khoẻ bạn nhé!
Tham khảo bài viết để biết công thức tính thời điểm thức dậy chuẩn chỉnh tại đây.

Áp dụng ngay 3 nguyên tắc tối ưu để giấc ngủ được ngon giấc hơn nhé!
Ngoài ra, bạn nên tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 1 tiếng, điều chỉnh nhiệt độ phòng khoảng 22-23 độ C và tắt hết đèn, giữ phòng ngủ thật tối để giấc ngủ được trọn vẹn và ngon giấc hơn nhé!
Để thức dậy khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng, nên ngủ từ lúc mấy giờ? Có nhất thiết phải đi ngủ trong khung thời gian đấy không?
Lời khuyên là NÊN đi ngủ trong khung thời gian VÀNG (từ 21h-22h) bạn nhé vì sức khoẻ là lâu dài. Thói quen ngủ sớm, thức sớm sẽ rất có lợi cho sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ của bạn nè.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đi ngủ vào khung giờ vàng, đúng không nào?
Vậy sẽ có cách để mình có thể thức dậy khoẻ khoắn và tràn đầy năng lượng dù mình ngủ không đúng khung giờ vàng.
Đó chính là: Ngủ đủ chu kì giấc ngủ. Bạn cần ngủ trọn vẹn 1 chu kì giấc ngủ và thức giấc vào giai đoạn REM để có thể tỉnh táo nhất nhé!
Nhớ rằng, đừng duy trì việc này quá lâu vì giấc ngủ quan trọng và cơ thể cần nghỉ ngơi đầy đủ để có thể hoạt động khoẻ mạnh và liên tục, bạn nhé!
Yếu tố quyết định về thời gian nên ngủ vào giờ nào?
Bây giờ thì bạn đã có câu trả lời cho các câu hỏi bên dưới rồi đúng không nào?
Nên ngủ từ lúc mấy giờ tối? Ngủ lúc mấy giờ thì tốt? Nên ngủ vào giờ nào?
Tuy nhiên, bạn biết rằng vì mỗi người là khác nhau nên thời gian ngủ và độ dài giấc ngủ cũng sẽ khác nhau. Có người chỉ cần ngủ dưới 6 tiếng/đêm, nhưng có người phải cần nhiều hơn 9 tiếng mới đủ. Đó là do GEN quy định.
Vậy làm sao để khám phá ra bí mật được ẩn giấu trong GEN đây?
Làm xét nghiệm giải mã GEN CircleDNA để hiểu nhu cầu cơ thể. Từ đó NGỦ theo GEN để khoẻ mạnh và làm chủ tương lai bạn nhé!
Liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn giải đáp thắc mắc ngay hôm nay.
Một số hình ảnh về giải mã về giấc ngủ của CircleDNA!

Báo cáo chi tiết về giấc ngủ sâu (Hình 1)

Báo cáo chi tiết về giấc ngủ sâu (Hình 2)