Chu kỳ giấc ngủ và các giai đoạn của giấc ngủ
Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ trải qua nhiều chu kỳ giấc ngủ. Mỗi chu kỳ bao gồm bốn giai đoạn: ba giai đoạn chuyển động mắt không nhanh (non-REM) và một giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM). Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn các giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ, các yếu tố ảnh hưởng đến chúng và cách cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Chu kỳ giấc ngủ là gì?
Chu kỳ giấc ngủ là một quá trình sinh lý xảy ra trong khi ngủ. Nó cho phép não và cơ thể thực hiện các chức năng chuyển hóa, chẳng hạn như sửa chữa hoặc tái tạo các mô, loại bỏ độc tố và xử lý ký ức.
Mỗi chu kỳ giấc ngủ bao gồm bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn có những tác động khác nhau lên cơ thể. Trung bình, người lớn trải qua 4-6 chu kỳ mỗi đêm và dành 90 phút cho mỗi giai đoạn.
Các giai đoạn chu kỳ giấc ngủ
Trung bình một người sẽ trải qua các giai đoạn non-REM và REM 4-6 lần mỗi đêm. Dưới đây, Circle DNA sẽ liệt kê bốn giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 bắt đầu khi một người chuyển từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ. Đó là giai đoạn cơ thể làm chậm nhịp tim, hơi thở, cử động mắt và sóng não. Các cơ lúc này cũng được thư giãn, thả lỏng. Giai đoạn này ngắn và kéo dài trong khoảng 1-5 phút.
Giai đoạn 2
Đây là giai đoạn non-REM sâu hơn. Trong thời gian này, các cơ thư giãn hơn, chuyển động của mắt dừng lại và nhiệt độ cơ thể giảm xuống.
Trong chu kỳ ngủ đầu tiên, giai đoạn này kéo dài khoảng 25 phút và tăng lên theo mỗi chu kỳ ngủ mới. Giai đoạn 2 chiếm hơn 50% giấc ngủ ở người lớn.
Giai đoạn 3
Giấc ngủ non-REM giai đoạn 3 là lúc đạt trạng thái ngủ sâu nhất và khó đánh thức nhất. Trong giai đoạn này, nhịp tim, nhịp thở và sóng não trở nên đều đặn.
Cơ thể sẽ trải qua giấc ngủ sâu nhất trong nửa đầu chu kỳ tổng. Sau mỗi chu kỳ giấc ngủ, thời lượng ngủ sâu giảm dần.
Đây là giai đoạn người ngủ rất khó bị đánh thức. Nếu bị thức dậy khi đang ngủ sâu, bạn có thể cảm thấy tinh thần mơ hồ trong khoảng 30-60 phút. Thời lượng diễn ra giấc ngủ sâu có xu hướng giảm theo độ tuổi.
Giai đoạn 4
Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ giấc ngủ là REM. Thuật ngữ “REM” đề cập đến chuyển động mắt của một người. Trong giai đoạn này, mắt di chuyển nhanh từ bên này sang bên kia.
Trong giấc ngủ REM, nhịp thở nhanh hơn và trở nên thất thường hơn. Các dấu hiệu khác như huyết áp và nhịp tim trở nên bớt đều đặn hơn.
REM là giai đoạn các giấc mơ xuất hiện, mặc dù giấc mơ cũng có thể xảy ra ở các giai đoạn khác. Trong thời gian này, hầu hết mọi người bị mất trương lực cơ, hoặc tê liệt cơ tạm thời. Hiện tượng này xảy ra tự nhiên trong giấc ngủ REM và ngăn cản vận động của một người trong khi ngủ.
Giấc ngủ REM kéo dài khoảng 10 phút trong chu kỳ ngủ đầu tiên, thời lượng tăng dần khi ngủ. Trong chu kỳ cuối cùng, REM có thể kéo dài tới 1 giờ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ
Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến thời gian và chất lượng của chu kỳ giấc ngủ. Các yếu tố này bao gồm:
Tuổi
Người lớn chủ yếu thường ở giai đoạn non-REM, trong khi trẻ sơ sinh phần lớn trải qua giai đoạn REM. Trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian ban đêm cho giấc ngủ REM hơn so với người lớn.
Tỷ lệ giấc ngủ sâu ở trẻ em cao hơn ở người lớn và giảm dần theo độ tuổi. Hầu hết các cơn mộng du phát sinh khi ngủ sâu. Đó cũng là lý do giải thích tại sao mộng du phổ biến hơn ở trẻ em.
Thuốc
Một số loại thuốc có ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ. Ví dụ, thuốc benzodiazepin làm giảm thời gian giai đoạn ngủ sâu và ngủ REM ở một số người.
Caffein
Caffeine có thể làm giảm thời lượng giấc ngủ sâu và giấc ngủ REM của một người. Rượu có thể giúp một số người dễ ngủ nhưng hầu hết các trường hợp, rượu làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ
Một số tình trạng sức khỏe làm đảo lộn tiến trình thông thường của các giai đoạn trong chu kỳ giấc ngủ. Ví dụ, chứng ngủ rũ (Narcolepsy) – gây buồn ngủ ban ngày và yếu cơ – thường khiến mọi người đi thẳng vào giấc ngủ REM, bỏ qua ba giai đoạn đầu tiên.
Những người bị ngưng thở khi ngủ có thể gặp khó khăn để có được giấc ngủ sâu do khó thở.
Căng thẳng và sức khỏe tâm thần
Căng thẳng và lo lắng có thể gây ra sự phân mảnh giấc ngủ. Đây là cách cơ thể đối phó và đề phòng nguy hiểm. Nhưng nó cũng khiến con người dễ bị mất ngủ hơn.
Tất cả các giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ đều quan trọng. Cả giấc ngủ non-REM và giấc ngủ REM đều giúp nâng cao khả năng học tập và củng cố trí nhớ.
Nếu bạn không cảm thấy khoan khoái khi thức dậy vào buổi sáng hoặc thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn thực hiện giải mã gen. Thông qua kết quả giải mã gen, Circle DNA sẽ giúp đánh giá các triệu chứng và xác định xem bạn có bị rối loạn chu kỳ giấc ngủ hay một tình trạng tiềm ẩn khác làm giảm chất lượng giấc ngủ hay không. Từ đó bạn có thể thay đổi lối sống và đạt được trạng thái sức khỏe tốt nhất.