Cách chữa rối loạn giấc ngủ hiệu quả nhất
Bạn khó ngủ và đang tìm kiếm cách chữa rối loạn giấc ngủ? Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về 5 chứng rối loạn giấc ngủ bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả.
1. Mất ngủ
Mất ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất, với khoảng 10% người trưởng thành gặp phải. Khoảng 20% các trường hợp mất ngủ ngắn hạn trở thành mãn tính. Ngoài ra, 30-40% người trưởng thành bị mất ngủ cấp tính.
Giấc ngủ cực kỳ quan trọng. Đêm hôm trước bạn cần ngủ đủ giấc thì hôm sau mới có thể trạng tốt nhất để học tập, làm việc. Nếu tình trạng khó ngủ xảy ra 3 đêm/tuần và trong ít nhất một tháng thì người đó sẽ được chẩn đoán bị mất ngủ.
Nguyên nhân
Mất ngủ có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, mất ngủ có thể do di truyền. Một số nguyên nhân khác, phổ biến hơn của chứng mất ngủ bao gồm:
- Sử dụng rượu, nicotin, caffein và ma túy
- Căng thẳng, lo lắng và các tình trạng sức khỏe tâm thần khác
- Các vấn đề sức khỏe gây đau đớn, khó chịu hoặc thường xuyên đi vệ sinh
Phương pháp điều trị
Cách chữa rối loạn giấc ngủ hiệu quả nhất cho chứng mất ngủ còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Một trong các cách giúp điều trị chứng mất ngủ là rèn luyện đồng hồ sinh học như:
- Có thời gian biểu sinh hoạt và nghỉ ngơi đều đặn
- Loại bỏ các thói quen xấu vào ban đêm: ăn đêm, làm việc đêm, đi tiểu đêm
- Thư giãn trước khi đi ngủ
- Giảm sử dụng caffein và rượu
- Hoạt động thể chất trong ngày
2. Ngáy và ngưng thở khi ngủ
Ngáy xảy ra khi các mô trong cổ họng đóng một phần đường thở. Các mô này rung lên khi thở, gây ra âm thanh ngáy đặc trưng.
Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là hiện tượng thở không đều trong khi ngủ, điều này có thể khiến cơ thể ngừng thở trong 10 giây hoặc lâu hơn. Nhiều lần ngừng thở kéo dài dẫn đến giảm lượng oxy trong máu, chất lượng giấc ngủ suy giảm và các hậu quả sức khỏe khác.
Ngưng thở khi ngủ trung tâm (CSA) là tình trạng gây ra ngừng thở do cơ hô hấp không được kích hoạt hoặc não không yêu cầu cơ hô hấp kích hoạt.
Nguyên nhân
Ngáy và ngưng thở khi ngủ có sự liên quan đến nhau. Hầu hết những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ đều ngáy. Tuy nhiên, không phải ai ngáy cũng mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Một số nguyên nhân gây ngáy và ngưng thở khi ngủ bao gồm:
- Giải phẫu vòm họng
- Nghẹt mũi mãn tính
- Béo phì
- Tư thế ngủ
- Tuổi già
- Suy giáp
Phương pháp điều trị
Nếu bạn có triệu chứng ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể đề nghị một số cách chữa rối loạn giấc ngủ bao gồm:
- Sử dụng máy thở áp lực dương liên tục để thông đường thở trong khi ngủ
- Giảm cân nếu xuất phát từ nguyên nhân béo phì
- Sử dụng một thiết bị nâng cao hàm dưới để ngăn các mô trong miệng chặn đường thở
3. Chứng mất ngủ giả (Parasomnias)
Người mắc chứng mất ngủ giả sẽ thực hiện các hành vi bất thường trong khi ngủ hoặc trong khi chuyển đổi trạng thái giữa ngủ và thức. Một số hành vi người bị Parasomnias thường gặp là:
- Mộng du
- Rối loạn hành vi
- Ác mộng
- Nói mớ
- Hội chứng đầu nổ tung
- Bóng đè
- Ảo giác liên quan đến giấc ngủ
- Đái dầm
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây chứng mất ngủ giả bao gồm nhiều yếu tố:
- Căng thẳng và lo lắng
- Trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau biến cố
- Do sử dụng một số loại thuốc
- Các rối loạn giấc ngủ khác
- Có vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson
Phương pháp điều trị
Bác sĩ có thể giải quyết nguyên nhân cơ bản của chứng mất ngủ giả hoặc sử dụng các cách chữa rối loạn giấc ngủ khác bao gồm:
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn, chẳng hạn như khóa cửa sổ và sử dụng chuông cửa trong trường hợp mộng du
- Dùng thuốc theo toa, chẳng hạn như clonazepam
- Sử dụng các chất bổ sung không kê đơn, chẳng hạn như melatonin
4. Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày và có thể ngủ vào những thời điểm không thích hợp, chẳng hạn như khi đang làm việc hoặc lái xe.
Nguyên nhân
Chứng ngủ rũ loại 1 có liên quan đến một chất hóa học trong não gọi là hypocretin ở mức thấp. Hóa chất này giúp con người tỉnh táo và duy trì cơ bắp săn chắc.
Chứng ngủ rũ loại 2 gây ra triệu chứng giống như chứng ngủ rũ loại 1. Tuy nhiên, chứng ngủ rũ loại 2 làm mất sức mạnh cơ bắp đột ngột và không liên quan đến mức độ hypocretin thấp.
Phương pháp điều trị
Hiện không có cách chữa rối loạn giấc ngủ cho chứng ngủ rũ, nhưng các bác sĩ có thể khắc phục tình trạng buồn ngủ bằng cách sử dụng một số loại thuốc bao gồm:
- Chất kích thích giúp tỉnh táo trong ngày
- Oxybates, chẳng hạn như Xyrem (sodium oxybate) và Xywav (sodium oxybate thấp) để cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc để giúp điều trị chứng cataplexy
- Thuốc kích hoạt histamine, chẳng hạn như pitolisant (Wakix) để giải quyết cơn buồn ngủ và cataplexy
5. Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên (RLS) là một tình trạng thần kinh thường ảnh hưởng đến phụ nữ và dần dần trở nên tồi tệ hơn khi tuổi càng lớn. Nó gây ra cảm giác đau nhức, bỏng rát, ngứa ran, nhói hoặc côn trùng bò qua chân. Các triệu chứng thường xảy ra vào buổi tối khi đang nghỉ ngơi, ngủ thiếp đi hoặc đang ngủ. RLS làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vì nó khiến người bệnh liên tục thức dậy trong đêm.
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân gây ra RLS bao gồm:
- Thiếu sắt
- Thay đổi trong thai kỳ
- Béo phì
- Sử dụng rượu, nicotin và caffein
- Sử dụng một số loại thuốc và chất bổ sung
Phương pháp điều trị
Việc điều trị hội chứng chân không yên dựa trên các triệu chứng, chẳng hạn như
- Thiếu sắt sẽ bổ sung sắt
- Thay đổi lối sống như giảm cân nếu có biểu hiện béo phì.
- Bệnh nhân có thể cần dùng thuốc.
- Cử động chân thường xuyên sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.
- Đi bộ hoặc xoa bóp chân để giảm bớt các triệu chứng.
Giải mã gen hiện đang được ứng dụng để hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và cách chữa rối loạn giấc ngủ. Thông qua kết quả giải mã, bác sĩ sẽ đưa ra hỗ trợ y tế chu đáo, cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu thể trạng của từng bệnh nhân. Giúp bệnh nhân có giấc ngủ ngon, sức khỏe tốt. Đặt lịch hẹn tại Circle DNA hoặc gọi 1900 29 29 68 để được tư vấn cụ thể.