
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là một trình trạng phổ biến hiện nay và người trẻ mắc phải ngày càng nhiều. Vấn đề này kéo dài có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống bao gồm sức khỏe, hiệu suất học tập, công việc và chất lượng mối quan hệ. Vậy nguyên nhân nào khiến giấc ngủ của bạn bị rối loạn, bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn!
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng suy giảm giấc ngủ khiến bạn ngủ không đúng giờ, giấc ngủ không chất lượng. Hoặc là bạn chỉ buồn ngủ vào ban ngày. Bất kỳ ai đều có thể gặp vấn đề với giấc ngủ. Rất có thể bạn đang rơi vào tình trạng bị rối loạn giấc ngủ nếu:
- Bạn thường xuyên khó ngủ.
- Bạn thường mệt mỏi vào ban ngày mặc dù đã ngủ ít nhất 7-8 tiếng vào ban đêm.
- Bạn bị suy giảm tập trung hoặc suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày vào ban ngày.
Giấc ngủ rất quan trọng. Ngủ không đủ giấc, không đúng giờ có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn, làm giảm hiệu quả học tập và công việc, các mối quan hệ cá nhân, sức khỏe và sự an toàn.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ?
Rối loạn giấc ngủ có thể hình thành bởi nhiều yếu tố. Một trong số đó là do các bệnh khác gây nên như:
Dị ứng và các bệnh liên quan đến đường hô hấp
Dị ứng, cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể khiến khó thở vào ban đêm. Việc không thể thở bằng mũi gây ra khó ngủ.
Đi tiểu thường xuyên

Tiểu đêm thường xuyên dẫn đến rối loạn giấc ngủ
Tiểu đêm thường xuyên có thể làm gián đoạn giấc ngủ vì phải thức dậy trong đêm. Mất cân bằng nội tiết tố và các bệnh về đường tiết niệu cũng góp phần gây nên tình trạng này.
Các cơn đau mãn tính
Tình trạng đau diễn ra liên tục sẽ khiến bạn khó ngủ. Thậm chí khi bạn chìm vào giấc ngủ, cơn đau có thể đánh thức bạn dậy. Một số nguyên nhân đau phổ biến nhất bao gồm:
- Viêm khớp
- Đau cơ xơ hóa
- Bệnh viêm ruột
- Đau đầu dai dẳng
- Đau lưng
Rối loạn giấc ngủ còn khiến các cơn đau mãn tính trở nên trầm trọng hơn do khó ngủ sẽ làm cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi.
Căng thẳng và lo lắng
Căng thẳng và lo lắng thường có tác động tiêu cực và là nguyên nhân chính gây mất ngủ, khó ngủ. Stress làm bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon. Các tình trạng như ác mộng, nói mớ hoặc mộng du,… cũng làm gián đoạn giấc ngủ.
Một số nguyên nhân phổ biến khác
- Môi trường
- Làm việc ca đêm
- Di truyền
- Sử dụng một số loại thuốc gây mất giấc ngủ.
- Tuổi già
Ảnh hưởng xấu của rối loạn giấc ngủ đến sức khỏe

Ảnh hưởng xấu của rối loạn giấc ngủ đến sức khỏe
Mặc dù nguyên nhân ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng tác hại mà rối loạn giấc ngủ gây ra dễ thấy nhất là làm thay đổi chu kỳ ngủ và thức tự nhiên của cơ thể, đem đến các hệ lụy bao gồm:
- Ngủ gật khi lái xe
- Khó có thể tỉnh táo khi hoạt động, chẳng hạn như khi xem tivi hoặc đọc sách
- Gặp khó khăn trong việc chú ý hoặc tập trung tại nơi làm việc, trường học hoặc ở nhà
- Giảm hiệu suất làm việc, học tập
- Trông mệt mỏi, ủ rũ
- Khó nhớ, hay quên
- Phản ứng chậm
- Khó kiểm soát cảm xúc
- Hầu như cần ngủ trưa mỗi ngày
Giải quyết vấn đề rối loạn giấc ngủ như thế nào?

Giải quyết vấn đề rối loạn giấc ngủ như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị được khuyến nghị bởi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong việc cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ như:
- Tư vấn tâm lý giúp giải tỏa căng thẳng, thay đổi những suy nghĩ gây lo lắng, khiến bạn trằn trọc vào ban đêm.
- Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung/hỗ trợ.
- Thực hành rèn luyện đều đặn theo đồng hồ sinh học.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Giảm thiểu tiếng ồn
- Giảm thiểu ánh sáng
- Ăn uống lành mạnh
- Tạo không gian để bạn cảm thấy thoải mái đi vào giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ có thể không gây chết người, nhưng diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Kết quả là làm gián đoạn suy nghĩ, giảm hiệu suất học tập/làm việc, sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất nói chung. Sức khỏe của bạn phụ thuộc rất lớn vào giấc ngủ ngon. Nếu bạn đang vật lộn với giấc ngủ, đừng ngần ngại đến Circle DNA để được giải mã gen, tìm ra lộ trình chăm sóc sức khỏe tối ưu, cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.