
Làm thế nào để giảm căng thẳng?
Làm cách nào để giảm căng thẳng nhanh chóng? Bạn đừng quá lo lắng nếu đôi khi bị căng thẳng vì đó là cảm xúc tự nhiên. Nhưng căng thẳng lâu dài có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này, Circle DNA sẽ cung cấp cho bạn một số cách giảm bớt và điều chỉnh trạng thái khi căng thẳng. Nhớ theo dõi đến cuối cùng nhé!
1. Căng thẳng là gì?

Căng thẳng là gì?
Căng thẳng là một phản ứng bình thường của cơ thể khi phải đối mặt với một vấn đề nào đó. Căng thẳng có thể theo chiều hướng tích cực, chẳng hạn như giúp bạn tránh được nguy hiểm hoặc hoàn thành công việc trước thời hạn. Nhưng căng thẳng kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Cơ thể chúng ta phản ứng với căng thẳng bằng cách giải phóng hormone. Những hormone này làm cho não tỉnh táo hơn, khiến cơ bắp co lại và tăng nhịp tim. Đây là cơ chế tự bảo vệ bản thân khi căng thẳng.
2. Dấu hiệu bạn bị căng thẳng

Dấu hiệu bạn bị căng thẳng
Cách giảm căng thẳng hiệu quả nhất là điều trị các triệu chứng gây căng thẳng. Căng thẳng đi kèm nhiều biểu hiện về thể chất lẫn cảm xúc. Đôi khi, chính bạn cũng không nhận ra những triệu chứng này là do căng thẳng gây ra. Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang căng thẳng là:
- Tiêu chảy hoặc táo bón
- Hay quên
- Đau nhức thường xuyên
- Đau đầu
- Thiếu năng lượng hoặc tập trung
- Gặp vấn đề về tình dục
- Cứng hàm hoặc cổ
- Mệt mỏi
- Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Đau bụng
- Sử dụng đến chất kích thích như rượu hoặc ma túy để thư giãn
- Giảm hoặc tăng cân
3. Ảnh hưởng của căng thẳng tới sức khỏe

Ảnh hưởng của căng thẳng tới sức khỏe
Căng thẳng được chia làm 2 loại chính:
Căng thẳng cấp tính: Đây là dạng căng thẳng ngắn hạn, sẽ biến mất nhanh chóng. Nó giúp bạn đề phòng các tình huống nguy hiểm. Hầu hết mọi người đều bị căng thẳng cấp tính.
Căng thẳng mãn tính: Đây là dạng căng thẳng diễn ra liên tục trong một thời gian dài. Các vấn đề dẫn đến căng thẳng mãn tính thường là về tiền bạc, trục trặc trong hôn nhân hoặc rắc rối trong công việc. Căng thẳng mãn tính diễn ra trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Nếu bạn không tìm cách giảm căng thẳng mãn tính, nó có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như:
- Huyết áp cao
- Bệnh tim
- Bệnh tiểu đường
- Béo phì
- Trầm cảm hoặc lo lắng
- Các vấn đề về da, chẳng hạn như mụn trứng cá hoặc bệnh chàm
- Vấn đề kinh nguyệt
Nếu sức khỏe bạn đang không tốt hoặc mắc bệnh nền, căng thẳng mãn tính có thể khiến cho bệnh tình tồi tệ hơn.
4. Các cách giảm căng thẳng hiệu quả

Các cách giảm căng thẳng hiệu quả
Bạn không thể tránh được căng thẳng, nhưng bạn có thể giảm căng thẳng bằng cách thực hành một số bài tập hàng ngày như:
- Tập thể dục khi bạn cảm thấy các triệu chứng căng thẳng xuất hiện. Chẳng hạn như đi bộ ngắn hoặc chạy bộ cũng có thể cải thiện tâm trạng của bạn.
- Vào cuối mỗi ngày, hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ về những gì bạn đã hoàn thành, hạn chế nghĩ đến những chuyện buồn hoặc tiêu cực.
- Đặt mục tiêu cho ngày, tuần và tháng. Chia nhỏ các đầu việc sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn.
- Chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc đến gặp bác sĩ về những lo lắng của bạn.
- Tham gia các hoạt động thư giãn nhẹ nhàng như thiền, yoga, thái cực quyền, các bài tập thở và nới lỏng cơ bắp. Nếu bạn quá bận rộn, các bài tập này luôn có sẵn trên Internet.
- Chăm sóc tốt cho cơ thể mỗi ngày bằng cách uống lành mạnh, đủ chất, tập thể dục và ngủ đủ giấc giúp cơ thể xử lý căng thẳng tốt hơn nhiều.
- Sống tích cực và biết ơn, ghi nhận những điều tốt đẹp trong ngày.
- Chấp nhận rằng bạn không hoàn hảo và không thể kiểm soát mọi thứ. Tìm cách loại bỏ lo lắng về những vấn đề mà bạn không thể can thiệp hay thay đổi.
- Học cách nói “không” với khi bạn quá bận rộn hoặc căng thẳng.
Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia nếu cảm thấy căng thẳng kéo dài, đừng sử dụng ma túy hoặc rượu để đối phó. Circle DNA có thể giúp đỡ bạn thông qua việc giải mã gen. Từ kết quả gen, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên, lộ trình chăm sóc sức khỏe toàn diện giúp giảm căng thẳng, tối ưu lối sống lành mạnh. Liên hệ 1900 29 29 68 để được tư vấn cụ thể về gói dịch vụ.