
Chế Độ Ăn Cho Trẻ Bị Tiêu Chảy – 3 Điều Ba Mẹ Cần Lưu Ý
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy như thế nào là đúng cách, khoa học? Trẻ nên ăn gì và không nên ăn gì? Đây là kiến thức rất quan trọng mà ba mẹ cần hiểu rõ để chăm sóc con đúng cách. Giúp con nhanh chóng bình phục và khỏe mạnh trở lại.
Nếu ba mẹ chưa nắm rõ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy như thế nào? thì hãy theo dõi thật kĩ nội dung bài viết của CircleDNA hôm nay nhé!
Tiêu chảy là gì?
- Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước với tần suất trên 3 lần/ngày.
- Tiêu chảy rất hay xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 2 tuổi.
- Tình trạng tiêu chảy cấp thường xảy ra đột ngột và kéo dài không quá 14 ngày (thông thường là dưới 7 ngày)
- Tiêu chảy kéo dài là khi trẻ bị tiêu chảy trên 2 tuần

Trẻ bị tiêu chảy thường xuyên sẽ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng!
Sự nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy
- Trẻ bị tiêu chảy cấp, cơ thể sẽ mất một lượng nước và muối lớn. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tử vong.
- Trẻ thường xuyên bị tiêu chảy sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Chính vì điều đó mà khi trẻ bị tiêu chảy, ba mẹ cần nhanh chóng tìm cách xử lý. Nhằm giúp trẻ phục hồi nhanh sau tiêu chảy và tránh suy dinh dưỡng.
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy
Cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn càng sớm càng tốt khi trẻ muốn ăn. Vậy dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy như thế nào là khoa học? Ăn gì và không nên ăn gì? Hãy cùng CircleDNA tìm hiểu cụ thể ngay sau đây nhé!
Dinh dưỡng khoa học cho trẻ bị tiêu chảy bao gồm các loại thực phẩm sau:
- Gạo (bột gạo), khoai tây.
- Thịt gà, thịt lợn nạc, cá nạc, sữa chua, sữa đậu nành.
- Dầu thực vật
- Ưu tiên thực phẩm chế biến dưới dạng lỏng như cháo, súp.
- Ăn thức ăn mềm và ăn ngay sau khi nấu nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bổ sung thêm các loại quả chín như chuối, xoài, đu đủ, hồng xiêm hoặc nước ép trái cây quả như cam, chanh, cà rốt, nước dừa,… nhằm tăng lượng kali trong cơ thể

Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy nên ưu tiên thực phẩm được chế biến dưới dạng lỏng như cháo, súp
Chế độ bù nước cho trẻ bị tiêu chảy
Cho trẻ uống nước và tiếp tục bù dịch bằng đường uống đến khi hết tiêu chảy.
Bổ sung nước đúng cách như sau:
+ Cho trẻ uống nước bằng thìa thay vì uống bình. Bổ sung đều đặn, cứ 1-2 phút/1 thìa.
+ Đối với trẻ lớn, cho trẻ uống nước bằng cốc. Lưu ý, uống thành từng ngụm một. Không nên để trẻ uống nước quá nhanh.
+ Nếu trẻ bị nôn, hãy ngừng cho uống trong 10 phút. Sau đó mới tiếp tục cho uống. Và lần này sẽ uống chậm hơn, khoảng 2-3 phút/1 thìa.
Dung dịch bù nước thường dùng là dung dịch ORS (Oresol).
Cách pha và liều lượng:
+ Pha 1 gói ORS + 1 lít nước sôi để nguội. Hãy bỏ và pha mới nếu dung dịch bù nước đã pha quá 12 tiếng.
+ Nếu trẻ bị tiêu chảy vẫn còn bú mẹ, hãy tiếp tục cho trẻ bú, mẹ nhé! Vì sữa mẹ là nguồn thực phẩm quý giá cho trẻ lúc này.
+ Nếu trẻ bú sữa ngoài, vẫn cứ tiếp tục cho trẻ bú bình thường.

Sữa là nguồn thực phẩm quý giá đối với trẻ. Hãy cho trẻ bú mẹ hoặc bú sữa ngoài bình thường khi trẻ bị tiêu chảy nhé!
Các loại thực phẩm và thức uống cần tránh trong chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy
- Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước ngọt/giải khát đóng chai công nghiệp
- Không dùng các loại thực phẩm chứa nhiều xơ hoặc ít dinh dưỡng như các loại rau thô.
- Không dùng các loại thức phẩm có nhiều đường.
Sau khi hết bị tiêu chảy, cần cho trẻ ăn thêm một bữa mỗi ngày, liên tiếp trong 2 tuần liền. Nhằm giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe và không bị suy dinh dưỡng.
Tiêu chảy là một loại bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa.
Chính vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh ăn uống sẽ rất ý nghĩa và đặc biệt quan trọng trong việc phòng bệnh.
Cách phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em
- Thực hiện nghiêm chỉnh việc ăn chín, uống sôi và đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm
- Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng trong các chỉ tiêu cho phép
- Xử lý phân, nước và rác hợp vệ sinh;
- Cảnh giác và hạn chế tối đa với các loại thức ăn đường phố;
- Rèn luyện thói quen rửa tay bằng xà bông thật kĩ với nước sạch. Mẹ cần đặc biệt chú ý, rửa tay trước khi ăn, trước lúc chăm sóc bé và cho bé ăn; sau khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.
Trong quá trình chăm sóc bé tại nhà, nếu thấy trẻ có các biểu hiện như sốt cao trên 39 độ, đau khi sờ nắn bụng hoặc đau bụng dữ dội; phân đi có nhầy và máu thì ngay lập tức hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3 điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Ngoài chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý 3 vấn đề như sau:
Không tự ý cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc kháng sinh
Vì thuốc cầm tiêu chảy sẽ cản trở quá trình đào thải độc tố của cơ thể. Phân không thể thải ra ngoài được.
Còn kháng sinh chỉ điều trị được chứng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn. Nếu trẻ bị tiêu chảy do virus thì việc uống kháng sinh không những không giúp trẻ khỏi bệnh mà còn có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ khác.
Theo dõi liên tục các triệu chứng ở trẻ
Việc làm tốt nhất đó là ghi lại tất cả các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Tần suất và thời gian đi tiêu.
Chính sự kĩ lưỡng này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán, loại bỏ các nguyên nhân gây tiêu chảy và đưa ra cách điều trị nhanh nhất.
Kiểm tra phân của trẻ mỗi ngày
Nếu bạn thấy tình trạng trong phân có máu, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Ngoài ra, nếu trẻ có các triệu chứng như: đi tiêu chảy kéo dài hơn 1 ngày (24 giờ), không đi tiểu trong 3 tiếng, sốt cao trên 39ºC, khóc không có nước mắt, khô miệng, mắt trũng …cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Khi trẻ bị sốt cao trên 39 độ và đi ngoài ra máu, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Giải pháp về chế độ ăn tối ưu cho trẻ nhờ công nghệ giải mã GEN CircleDNA
CircleDNA hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích để ba mẹ bình tĩnh hơn và chăm sóc con yêu tốt hơn khi con bị tiêu chảy nhé!
Ngoài ra, một chế độ ăn uống đầy đủ, lành mạnh và tối ưu với con ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có sức đề kháng, khỏe mạnh, tránh các bệnh vặt hay tiêu chảy.
Vì vậy, hãy giải mã GEN cho con yêu ngay hôm nay để ba mẹ hiểu hơn về nhu cầu dinh dưỡng, chế độ ăn uống tối ưu giúp con khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!
Liên hệ ngay hotline 1900 29 29 68 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc!