
Béo Phì Ở Trẻ Em – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Béo phì ở trẻ em là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ em béo phì từ 6 – 11 tuổi là 12% (nội thành TP.HCM) và 8 – 9% (Hà Nội).
Vậy béo phì là gì? Trẻ em béo phì như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng CircleDNA tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Béo phì là gì?
Tổ chức Y tế thế giới WHO đã định nghĩa: “Béo phì được định nghĩa là sự tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường (cục bộ hay toàn cơ thể), gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe”.
Cách tính béo phì ở trẻ em
Dựa vào bảng thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI từ 18,5 đến 22,9 là lý tưởng cho người Việt Nam.
Tuy nhiên, bạn có thể tính nhẩm nhanh cân nặng lý tưởng so với chiều cao hoặc BMI như sau:
Cân nặng lý tưởng so với chiều cao (IBWH)
- Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (đơn vị tính bằng cm) x 9 rồi chia cho 10
- Mức cân tối đa = Số lẻ của chiều cao (đơn vị tính bằng cm)
- Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (đơn vị tính bằng cm) x 8 rồi chia cho 10
Như vậy, nếu bạn cao 1,63m, tức 163 cm thì :
- Cân cân nặng lý tưởng của bạn là: 63 x 9: 10 = 56.7 kg
- Cân nặng tối đa là: 63kg
- Cân nặng tối thiểu là: 63 x 8 :10 = 50.4 kg
Nếu cân nặng lí tưởng của bạn vượt qua mức cân nặng tối đa, chứng tỏ bạn đã bị thừa cân.
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Chỉ số cơ thể (BMI) là chỉ số đơn giản về chiều cao và cân nặng.
Theo WHO, BMI thường dùng để phân loại thừa cân và béo phì từ 10 tuổi trở đi.

BMI bằng cân nặng (kg) chia cho chiều cao tính bằng (m) đã bình phương

Chỉ số BMI dùng để phân loại tình trạng thừa cân, béo phì dựa trên cân nặng và chiều cao.
Nguyên nhân béo phì ở trẻ em
Béo phì đơn thuần
Do sự mất cân bằng năng lượng giữa việc tiêu thụ năng lượng vào nhiều và mức năng lượng tiêu hao ít dẫn đến việc tích tụ mỡ tại các vị trí đặc biệt trên cơ thể như bụng, đùi, mông, vai.
Đây là dạng béo phì đơn thuần thường gặp nhất ở những trẻ háu ăn, ít vận động.
Dạng béo phì này thường có tính gia đình nghĩa là trẻ sẽ có nguy cơ béo phì cao nếu trong gia đình trẻ có bố mẹ, ông bà bị béo phì.
Gen gây béo phì đó là Leptin sẽ được tìm thấy nếu làm xét nghiệm xác định bệnh béo phì đơn thuần.
Béo phì do nội tiết
– Do suy giáp trạng: béo toàn thân, thấp lùn, da khô và thiểu năng trí tuệ.
– Do cường năng tuyến thượng thận: gây béo bụng, da đỏ và có vết rạn, huyết áp cao và nhiều trứng cá.
– Do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong các hội chứng như Prader-Willi, Lorence Moon Biel
– Do các bệnh về não: Do các tổn thương vùng dưới đồi, di chứng viêm não. Trẻ bị béo phì và kèm theo là thiểu năng trí tuệ hoặc các triệu chứng thần kinh khu trú.
– Do dùng thuốc: Điều trị các bệnh hen, khớp, thận hư … bằng cách uống Corticoid kéo dài sẽ dẫn đến béo phì.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì ở trẻ em
Tiền sử gia đình
Đây là yếu tố nổi bật khi nói về nguy cơ béo phì ở trẻ em. 80% trẻ em bị béo phì có một hoặc cả bố và mẹ cùng béo phì.
Nếu cân nặng khi đẻ trên 4kg và được nuôi dưỡng, chăm sóc trong môi trường tốt cũng dễ dẫn đến béo phì hơn so với trẻ sinh ra với cân nặng bình thường.
Chế độ ăn uống

Trẻ háu ăn và ít vận động sẽ có nguy cơ cao bị béo phì.
Thói quen ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều dầu, mỡ như chiên, xài, thức ăn nhanh, … dễ gây béo.
Các loại bánh ăn nhanh như Snack hay khoai tây chiên thường chứa nhiều mỡ và năng lượng cao, đặc biệt là mùi vị hấp dẫn nên trẻ dễ bị kích thích ăn nhiều hơn nên dễ béo phì hơn.
Thiểu năng trí tuệ
Do bản năng tự kìm chế ở những trẻ này kém nên dễ dẫn đến việc ăn uống quá mức hoặc ăn không biết no. Mặt khác, trẻ thường rất ít giao tiếp xã hội, thường chơi đùa một mình, dễ chán nên việc tìm đến ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy vui hơn
Ít vận động

Thói quen ăn nhiều thức ăn nhanh, xem TV hàng giờ đồng hồ và ít vận động đã khiến trẻ em bị béo phì.
Ngày nay, trẻ lười vận động, thường ngồi hoặc nằm chơi Ipad hoặc xem ti vi lại còn hay ăn vặt và uống nước ngọt. Trẻ nạp năng lượng vào cơ thể 1 cách thụ động. Cơ thể không hoạt động để tiêu hao năng lượng thì việc nạp năng lượng thường xuyên, kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng béo phì
Các xét nghiệm thăm dò để xác định khi bị béo phì
– Rối loạn Lipids máu: Cholesterol hay Triglyceride tăng
– Rối loạn đường huyết và dung nạp glucose
– Định lượng nội tiết tố các tuyến thượng thận; tuyến yên, tuyến giáp, …
– Các hoạt động thăm dò tìm hiểu nguyên nhân béo phì như chụp sọ não, SA ổ bụng…
Không khó để xác định trẻ béo phì như thế nào, chỉ cần nhìn là có thể nhận ra ngay.
Thế nhưng việc chẩn đoán nguyên nhân gây nên béo phì thì rất phức tạp.
Đôi khi cần phải làm xét nghiệm định lượng hormones và nhiễm sắc thể thì mới xác định được chính xác nguyên dẫn dẫn đến béo phì ở trẻ em.
Cách điều trị trẻ em béo phì như thế nào?
Thay đổi chế độ ăn
Nguyên tắc cơ bản là không cung cấp năng lượng dư thừa cho trẻ.
Dẫu biết rằng, trẻ em là tuổi ăn, tuổi lớn nhưng ba mẹ hãy hạn chế những thực phẩm giàu năng lượng như dầu, mỡ, bánh kẹo ngọt, nước uống có ga và tinh bột.
Bổ sung nhiều rau, củ, hoa quả tươi nhằm đảm bảo mục tiêu trong những tháng đầu giúp trẻ làm quen với chế độ ăn mới và không tăng cân hoặc tăng dưới 0,5kg/ tháng.

Trẻ em béo phì phải làm sao? Hãy thay đổi thói quen ăn uống bổ sung nhiều rau, củ, hoa quả tươi để giúp giảm cân hiệu quả.
Thể dục trị liệu
Đây là biện pháp đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể.
Ba mẹ hãy hướng trẻ tìm đến môn thể thao mà trẻ yêu thích và phù hợp để áp dụng.
Hãy dành thời gian 60 phút mỗi ngày để đồng hành cùng con trong các hoạt động thể thao như chạy bộ, đạp xe, đi dạo công viện, bơi lội, …
Đây cũng là cách giúp gắn kết tình thân trong gia đình được nhiều người lựa chọn áp dụng.
Tâm lý liệu pháp
Khi trẻ bị béo phì sẽ rất tự ti về ngoại hình, khó hoà nhập với các bạn trong trường, trong lớp hoặc thậm chí còn bị các bạn trêu đùa.
Một số trường hợp béo phì nặng, ba mẹ hãy dẫn trẻ đến các nhà tâm lý liệu pháp để giúp trẻ có thể ổn định về tâm lí.
Và rồi sau đó áp dụng việc thay đổi chế độ ăn và tập luyện sẽ giúp trẻ nhanh chóng trở lại với cuộc sống hằng ngày và có cơ thể thon gọn hơn.
Trẻ đang có dấu hiệu bị béo phì? Ba mẹ chưa tìm ra chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp với con?
Hãy liên hệ ngay với CircleDNA để được tư vấn và làm xét nghiệm giải mã GEN giúp ba mẹ hiểu rõ con hơn. Từ đó áp dụng chế độ ăn, dinh dưỡng và tập luyện theo đúng với GEN của con giúp con nhanh chóng đạt được vóc dáng lí tưởng, có sức khỏe để vui tươi và hồn nhiên chơi đùa cùng với bạn bè cùng trang lứa.