
Cao Huyết Áp Thai Kỳ Và Hậu Sản Là Gì? Mối Nguy Hiểm Đáng Lo!
Cao huyết áp thai kỳ; cao huyết áp sau sinh là một trong những vấn đề rất được các mẹ bầu quan tâm tìm hiểu. Nói một cách khoa học nhất, đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Những triệu chứng do tình trạng này gây ra là KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG. Và mẹ bầu cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể bảo vệ bản thân khỏi những tác hại do tình trạng này gây nên. Hãy cùng giải đáp những vấn đề xoay quanh vấn đề này sau đây ngay bạn nhé!
Cao huyết áp thai kỳ là gì?
Định nghĩa của triệu chứng cao huyết áp trong thai kỳ đó là khi trị số huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg; và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Cùng với đó là phân loại chúng thành mức độ nhẹ là: 140-159/90-109 mmHg; hoặc mức độ nặng là ≥ 160/110 mmHg.
Tăng huyết áp trong quá trình thai kỳ sẽ bao gồm những thể lâm sàng sau:
- Tăng huyết áp mạn tính: Chúng xuất hiện trước thai kỳ hoặc xuất hiện trước tuần 20 của thai kỳ. Bên cạnh đó, tình trạng này sẽ kéo dài hơn 42 ngày sau khi mẹ sinh xong.
- Tăng huyết áp thai kỳ: Chúng sẽ xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ. Và triệu chứng này sẽ thường hồi phục trong vòng 42 ngày sau khi mẹ sinh.
- Tiền sản giật: Triệu chứng này tăng huyết áp do thai với tiểu đạm ý nghĩa [> 0,3 g/24 giờ; hoặc tỉ số albumin :creatinin niệu (ACR) ≥ 30 mg/mmol].
- Tăng huyết áp mạn tính sẽ cộng với tăng huyết áp thai kỳ kèm theo tiểu đạm.
- Cao huyết áp không phân loại được trước sinh. Thuật ngữ này sẽ được sử dụng khi huyết áp của mẹ được đo lần đầu sau tuần 20 của thai kỳ và tăng huyết áp được chẩn đoán xác định. Khi đó bệnh nhân cần phải được đánh giá lại sau 42 ngày đã sinh xong.

Các mẹ bầu không được lơ là mà phải tìm hiểu kỹ mỗi khi xuất hiện các thể lâm sàng nêu trên
Triệu chứng của cao huyết áp thai kỳ
Mỗi phụ nữ đều có thể gặp những triệu chứng khác nhau. Và một bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp trong quá trình thai kỳ cũng sẽ có thể không xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng sau đây là những biểu hiện thường gặp nhất có thể bao gồm:
- Bị tăng huyết áp
- Thiếu hoặc có phần protein trong nước tiểu (để có thể chẩn đoán là cao huyết áp thai kỳ hay triệu chứng tiền sản giật)
- Bị phù nề (sưng)
- Mẹ bầu tăng cân đột ngột
- Mẹ bị thay đổi thị giác; ví dụ như nhìn mờ hoặc nhìn đôi
- Mẹ gặp triệu chứng buồn nôn ói mửa liên tục
- Xuất hiện tình trạng đau bụng bên phải hoặc đau vùng thượng vị.
- Đi tiểu rất ít
- Thay đổi kết quả xét nghiệm chức năng gan hoặc thận.

Khi có các triệu chứng trên, mẹ bầu cần phải đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để theo dõi sức khỏe ngay lập tức
Tóm tắt thuốc hạ áp được chỉ định cho mẹ cao huyết áp thai kỳ đang cho con bú
Thuốc | Liều | Chống chỉ định | Tác dụng phụ |
Các thuốc được NICE khuyến cáo và sử dụng rộng rãi ở Anh | |||
Thuốc chẹn thụ thể α/β | |||
Labetalol | 100-200mg x 2 lần/ngàyTối đa: 800mg 2 lần/ngày | Hen suyễn,Suy tim, nhịp tim chậm, Block nhĩ thất độ 2 và độ 3. | Hạ huyết áp tư thế đứng, đau đầu, tiểu khó, mệt. |
Atenolol | 25-100 mg x 1 lần/ngày | ||
Thuốc chẹn kênh canxi | |||
Nifedipin S.R (phóng thích chậm) | 10-20mg x 2 lần/ngày | Hẹp động mạch chủ | Đau đầu, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt |
Nifedipin MR (tác dụng kéo dài)* | 30-60mg x 1 lần/ngày | ||
Amlodipin* | 5-10mg x 1 lần/ngày | Như trên nhưng ít bằng chứng về độ an toàn, do đó ít được lựa chọn | |
Thuốc ức chế men chuyển | |||
Enalapril* | 5-20 mg x 2 lần/ngày | Suy thận nặng | Huyết áp thấp, ho, giảm chức năng thận, giảm kali huyết (có thể cần theo dõi) |
Captopril* | 12,5-100mg x 2 lần/ngày | ||
Một số thuốc không được khuyến cáo | |||
Các thuốc ức chế men chuyển và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II khác | Thiếu cơ sở dữ liệu để xác minh tính an toàn của các thuốc này | ||
Thuốc lợi tiểu | Gây khát nước trên phụ nữ cho con bú, liều cao có thể gây nguy cơ ức chế tiết sữa. |
*: các thuốc hiện đang có trong danh mục thuốc 2019 của Bệnh viện Từ Dũ
Cao huyết áp sau sinh (hậu sản) là gì?
Tìm hiểu sơ lược về khái niệm và độ nguy hiểm của cao huyết áp thai kỳ hậu sản
Sau một giai đoạn thai kỳ không có biến chứng,;đa phần các mẹ bầu đều trải qua một giai đoạn cao huyết áp tạm thời. Cụ thể, huyết áp tâm thu và tâm trương sẽ tăng lần lượt khoảng 6mmHg và 4mmHg trong vòng 4 ngày đầu tiên. Bên cạnh đó, tỉ lệ các sản phụ có huyết áp tâm thu cao hơn mức 100mmHg có thể đạt lên đến 12%.
Những sự thay đổi này có vẻ tương thích với việc hệ tuần hoàn của mẹ bỉm đang ở trong quá trình trở về với tình trạng huyết áp như ban đầu trước khi mang thai; đặc biệt là quá trình làm dịch chuyển một lượng dịch tích lớn trong các gian bào. Cao huyết áp trong giai đoạn hậu sản sẽ có thể làm ảnh hưởng đến nhiều nhóm sản phụ; bao gồm cả những mẹ bầu có tiền căn về chứng cao huyết áp mạn; cao huyết áp trong thai kỳ; tiền sản giật và sản giật.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cao huyết áp thai kỳ thông thường sẽ dần tự quay về mức bình thường sau khi sinh
Kế hoạch theo dõi và điều trị cao huyết áp sau sinh
Tiền căn tăng huyết áp mãn | Tăng huyết áp liên quan đến thai kỳ | Tiền sản giật ở mức độ nhẹ/trung bình | Tiền sản giật nặng/sản giật. | |
Trước khi chỉ định, tư vấn phụ nữ đang cho con bú; bác sĩ và gia đình nên theo dõi một vài tác dụng phụ có thể xảy ra đối với bé trong trường hợp thuốc tiết qua sữa; bao gồm: ăn kém, da xanh, lơ mơ, tay chân lạnh. Khi xảy ra vấn đề, cần thông báo gấp với đội ngũ nhân viên y tế để thay đổi kế hoạch điều trị kịp thời. | ||||
Tần suất đo huyết áp | Ít nhất 1 lần trong vòng 3-5 ngày sau khi mẹ sinh xong. | Ít nhất 1 lần trong vòng 3-5 ngày sau khi mẹ sinh xong. | Theo dõi mức độ huyết áp mỗi 1-2 ngày trong 2 tuần. | |
Mục tiêu huyết áp | Huyết áp < 140/90 mmHg | Huyết áp < 150/100 mmHg. Nếu chưa sử dụng thuốc hạ áp trước đó, các bạn phải bắt đầu điều trị khi huyết áp ở mức > 150/100 mmHg (nếu đang sử dụng thuốc hạ áp, hãy xem xét việc tăng liều). | ||
Lựa chọn điều trị | Như trên. Mẹ bầu nên cân nhắc ngưng sử dụng thuốc methyldopa trong vòng 2 ngày ngay sau khi sinh xong. | |||
Thời gian phù hợp để giảm liều/ngưng thuốc hạ áp | Không ngưng hoặc giảm liều. Bác sĩ điều trị sẽ tiến hành tái đánh giá 2 tuần sau khi sinh để có được sự lựa chọn phù hợp cho phụ nữ cao huyết áp thai kỳ | -Huyết áp <130/80 mmHg: cân nhắc giảm liều-Huyết áp < 140/90 mmHg: có thể cân nhắc việc giảm liều.
Tái đánh giá sau 2 tuần. |
-Huyết áp <130/80 mmHg: cân nhắc đến việc giảm liều-Huyết áp < 140/90 mmHg: có thể cân nhắc đến việc giảm liều.
|
|
Người bệnh cần phải được đánh giá lại khoảng 6 tuần sau khi sinh xong; điều này nhằm để theo dõi diễn tiến bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ có những lựa chọn tăng liều, giảm liều; hoặc có thể là ngưng thuốc và đổi thuốc cho phù hợp. |

Tăng huyết áp thai kỳ hoặc sau sinh đều sẽ đem đến những hậu quả nguy hiểm về mặt sức khỏe. Mẹ bầu không nên chủ quan mà phải theo dõi thật kỹ mỗi chu kỳ
Lời kết dành cho bạn đọc của CIRCLE DNA!
Những thông tin về bài viết nhằm giúp các mẹ bỉm biết được rõ ràng hơn về sức khỏe và tình trạng của mình; từ đó có được một liệu trình điều trị cùng một chế độ ăn uống phù hợp. Hi vọng bài viết ngày hôm nay của CIRCLE DNA sẽ giúp chúng ta có được những thông tin cần thiết về vấn đề cao huyết áp thai kỳ và hậu sản. Và đừng quên FOLLOW ngay hôm nay để cập nhật liên tục các thông tin bổ ích nhất bạn nhé!