
Chế Độ Ăn Cho Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi Đến 12 Tháng Tuổi Tốt Nhất
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm, dạ dày cũng như các cơ quan khác chưa hoàn thiện về mặt chức năng. Chính vì vậy một chế độ ăn cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đến 12 tuần tuổi như thế nào là tối ưu luôn là quan tâm hàng đầu của các Mẹ. Hãy cùng theo dõi chuyên gia tư vấn một chế độ ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh như thế nào là tối ưu qua bài viết ngày hôm nhé!
Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn sơ sinh 1 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi.
Trong giai đoạn trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi thì sữa mẹ được xem là một nguồn dinh dưỡng chủ yếu và lành mạnh nhất. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, hãy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, bởi vì:
- Sữa mẹ chính là nguồn dưỡng chất tự nhiên và tối ưu với dạ dày đang còn non nớt của trẻ sơ sinh. Giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn vì trong sữa mẹ có loại đạm dễ tiêu hoá đó chính là đạm whey.
- Trong sữa mẹ có chủng vi sinh vật có lợi probiotics là Bifidobacteria và Lactobacilli cùng với đó là các dưỡng chất thiết yếu. Nhờ vậy tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Đặc biệt hơn, sữa mẹ sẽ giúp bé hạn chế nguy cơ bị bệnh vặt và bé sẽ phát triển nhận thức tốt hơn.
Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh theo chuẩn cân nặng
Trong giai đoạn 6 tháng tuổi đầu đời vì bé đang còn nhỏ nên mỗi cử bé chỉ ăn được ít. Chính vì vậy Mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày theo một thời gian biểu phù hợp với khả năng ăn uống cũng như là cơ địa của trẻ nhé. Cùng xem một bản gợi ý về lượng sữa mà mẹ cần cung cấp cho trẻ theo cân nặng. Tuy nhiên đây là gợi ý chỉ áp dụng cho trẻ ti bình.
CÂN NẶNG | TỔNG LƯỢNG SỮA CẦN TRONG NGÀY | LƯỢNG SỮA CẦN MỖI CỮ
(Trung bình 8 cữ một ngày) theo ml |
2.265 GR | 390ml | 48.75 |
2.491 GR | 429 ml | 53.625 |
2.718 GR | 467 ml | 58.375 |
2.944 GR | 507 ml | 63.375 |
3.171 GR | 546 ml | 68.25 |
3.397 GR | 584 ml | 73 |
3.600 GR | 639 ml | 79.875 |
3.850 GR | 664 ml | 83 |
4.000 GR | 720 ml | 90 |
4.303 GR | 741 ml | 92.625 |
4.500 GR | 801 ml | 100.125 |
4.756 GR | 819 ml | 102.375 |
4.900 GR | 879 ml | 109.875 |
5.209 GR | 897 ml | 112.125 |
5.400 GR | 960 ml | 120 |
5.662 GR | 976 ml | 122 |
5.889 GR | 1015 ml | 126.875 |
6.115 GR | 1053 ml | 131.625 |
6.400 GR | 1119 ml | 139.875 |
6.704 GR | 1155 ml | 144.375 |
6795 GR | 1172 ml | 146.5 |
7021 GR | 1210 ml | 151.25 |
7.300 GR | 1280 ml | 160 |
Nhằm đảm bảo cung cấp được đầy đủ hàm lượng DHA (là một thành phần dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ). Cùng với các dưỡng chất thiết yếu khác quan trọng có sữa mẹ. Thì mẹ phải bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm giàu DHA, canxi, choline, sắt vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình (ví dụ như các loại cá ngừ, cá hồi, dầu cá). Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới lượng DHA cần thiết cho mẹ bọn cho mẹ giai đoạn này là 200mg một ngày.
Chế độ ăn dặm cho trẻ sơ sinh từ 6 – 10 tháng tuổi
6 tháng tuổi là tuổi trẻ bắt đầu với việc ăn dặm bé vẫn uống sữa mẹ và sữa bột. Tuy nhiên mẹ có thể cho bé bổ sung trong chế độ ăn dặm của trẻ sơ sinh là:
Các loại rau xanh, củ và quả tươi: Cải bó xôi, bí xanh, củ cải trắng, quả táo, bơ, kiwi, đu đủ… sẽ giúp bổ sung thêm vitamin C, chất xơ, canxi, … giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch của bé.
Thực phẩm giàu sắt: bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi sẽ mất dần lượng sắt dự trữ trong cơ thể chính vì vậy mẹ cần bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò theo tỉ lệ 1 thịt, 2 rau.

Thịt bò là thực phẩm giàu sắt và protein, rất cần thiết trong chế độ ăn dặm cho trẻ sơ sinh.
Thực phẩm giàu đạm: giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch và phát triển não bộ tốt nhất. Đạm có nhiều trong cá, thịt gà, thịt nạc thăn, thịt bê, phô mai, đậu hũ, các loại hạt…
Lưu ý khi chế biến cho trẻ trong giai đoạn này. Mẹ hãy chọn cách luộc hấp hoặc nướng nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ tránh tác động không tốt từ dầu mỡ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé. Mẹ hãy nghiền nát hoặc bầm nhỏ thức ăn khi chế biến để tránh bé bị hóc hoặc khó nuốt trong quá trình ăn.
Chế độ ăn cho trẻ 10 – 12 tháng tuổi tối ưu
Giai đoạn này trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với lúc mới sinh. Nhưng mẹ vẫn nên duy trì thói quen cho trẻ bú sữa mẹ hay uống sữa bột hàng ngày kết hợp với việc ăn dặm.
Cùng tham khảo chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi nhé!
- Mẹ cần cho con bú ít nhất 3-4 lần sữa mẹ trong ngày
- Bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau xanh, củ, quả tươi. Điều này luôn cần thiết cho trẻ.
- Một số loại rau, củ quả phù hợp trong chế độ ăn dặm cho trẻ sơ sinh từ 10 – 12 tháng tuổi là khoai lang, cải trắng, bí xanh, súp lơ xanh, rau chân vịt, cà tím, cải xoăn, …
- Lưu ý rằng ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu với việc sử dụng bàn tay linh hoạt hơn trong việc cầm nắm. Mẹ có thể để cắt rau, củ, quả thành dạng dài. Để trẻ cầm, bốc ăn và gặm nhấm dễ dàng. Một số loại thực phẩm trong chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh mẹ cần cho bé tập đó là: táo, khoai tây, củ cải…
- 10-12 tháng tuổi, bé đã có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, mẹ phải nấu trứng chín thật kĩ nhé!
- Đặc biệt lưu ý, chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi sẽ không có mật ong, mứt hay bơ. Vì đây là các thực phẩm chứa nhiều đường và tiềm ẩn nguy cơ cao gây dị ứng cho trẻ.

Bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau xanh, củ, quả tươi. Điều này luôn cần thiết cho trẻ.
Cách xây dựng chế độ ăn dặm cho trẻ sơ sinh
Dưới đây là gợi ý về chế độ ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 6 – 12 tháng tuổi. Mẹ cùng tham khảo nhé!
Bữa chính trong chế độ ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Từ 3 – 4 bữa một ngày.
Để có thể cho trẻ ăn súp hoặc ăn cháo. Tuy nhiên mẹ cần phải đảm bảo đủ 4 loại dưỡng chất sau:
- Tinh bột (gạo, đỗ…): 20 – 25g
- Chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua…): 30 – 40g
- Chất béo (mỡ động vật, dầu ăn): 10g
- Vitamin và khoáng chất (rau xanh và trái cây các loại): 15g
Bữa phụ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Từ 2 – 3 bữa/ngày. Các loại thực phẩm tốt cho trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi là súp, sữa, sữa chua…
Lưu ý, mẹ nên cho trẻ dùng sữa chua kèm với hoa quả hay lựa chọn các loại sữa chua ít đường để đảm bảo chất lượng hơn.
Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích dành cho các mẹ đang loay hoay tìm và xây dựng một chế độ ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.
Để cá nhân hoà chế độ ăn và dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, mẹ hãy liên hệ CircleDNA để biết thêm dịch vụ giải mã GEN tiên tiến và toàn diện nhất thế giới nhé!