
Xét Nghiệm Gen Đông Máu Trước Khi Mang Thai – Ai Nên Làm?

Đông máu giúp cơ thể không bị mất máu.
Đông máu có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cơ thể hạn chế sự chảy máu, mất máu ra bên ngoài. Đây là quá trình sinh lí bình thường của cơ thể.
Hiện tượng đông máu xảy ra được nhờ sự tham gia của các yếu tố đông máu.
Việc xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai sẽ rất cần thiết giúp thai phụ ngăn ngừa các nguy cơ sảy thai.
Trong giai đoạn thai kỳ, sự thay đổi sinh lý dẫn đến tình trạng tăng khả năng đông máu, giảm hoạt động chống đông máu và giảm tiêu sợi huyết.
Sự thay đổi này không những đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi duy trì chức năng nhau thai mà còn giảm thiểu tối đa các biến chứng chảy máu trong giai đoàn thai kỳ, chuyển dạ và sau sinh.
Vậy đối tượng nào cần làm xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Tìm hiểu về sự đông máu
Sự đông máu là một quá trình phức tạp, có sự tham gia của nhiều yếu tổ đông máu.
Mục đích sẽ làm thay đổi tính chất của máu, chuyển máu từ thể lỏng thành thể rắn qua đó tạo ra các cục máu đông, giúp bảo vệ cơ thể không bị mất máu.
Nguyên nhân đông máu
Khi xảy ra sự va chạm, làm thành mạch máu bị tổn thương, các tiểu cầu di chuyển trong mạch máu sẽ va chạm lên thành mạch.
Từ đó kích thích chuyển ibrinogen thành fibrin (các sợi tơ huyết) tạo thành các cục máu đông che kín vết thương, giúp máu không chảy ra ngoài.
Các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu
Tham khảo thêm tên tên gọi và kí hiệu của các yếu tố đông máu qua bảng bên dưới:

Các yếu tố đông máu
Cơ chế đông máu

Cơ chế đông máu
Quá trình hình thành cục máu đông trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tạo phức hợp Prothrombinase
Tiểu cầu giải phóng phospholipid và kết hợp với một số yếu tố khác tạo thành phức hợp prothrombinase.
Giai đoạn 2: Tạo Thrombin
Phức hợp prothrombinase là chất xúc tác cho quá trình chuyển prothrombin thành thrombin.
Giai đoạn 3: Tạo Fibrin
Thrombin lại xúc tác quá trình chuyển fibrinogen thành fibrin.
Mạng lưới fibrin bao quanh các tế bào máu hình thành nên cục máu đông bịt kín chỗ tổn thương lớn giúp cơ thể không bị mất máu.
Hội chứng Thrombophilia là gì?
Thrombophilia hay còn được gọi là hội chứng tăng đông máu Thrombophilia.
Đây là hội chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai và đặc biệt hay gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
Hội chứng tăng đông máu Thrombophilia là tình trạng dễ hình thành huyết khối trong lòng động mạch và tĩnh mạch.
Do đó, phá vỡ hệ cân bằng giữa chất gây đông và chất chống đông và gây ra bệnh huyết khối.
Hậu quả có thể dẫn tới nhiều bệnh lý khác trong thai kỳ như: chậm phát triển ở thai nhi, tiền sản giật, sảy thai liên tiếp…
Các triệu chứng của rối loạn đông máu Thrombophilia khi mang thai
Tùy vào sự thiếu hụt các yếu tố đông máu mà các triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau.
Một số các triệu chứng thường gặp như sưng hoặc đau đột ngột ở tay hoặc chân, đau ngực, khó thở …
Đối với trường hợp rối loại đông máu nặng hơn sẽ xuất hiện các tình trạng như chảy máu khi va chạm nhẹ, tim đập nhanh, tụt huyết áp…
Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên đi kiểm tra ngay để và nhận tư vấn kịp thời từ các chuyên gia sản khoa.
Xét nghiệm gen tăng đông máu
Quá trình đông máu diễn ra bình thường theo cơ chế đã trình bày ở mục “Cơ chế đông máu”.
Quá trình đông máu được kiềm soát bởi một số protein như antithrombin, protein C, protein S.
Nhờ các protein này mà quá trình đông máu chỉ diễn ra ở mức độ cần thiết.
Nhưng trong hội chứng tăng đông máu Thrombophilia, sự cân bằng giữa hoạt động của chất gây đông và chất chống đông đã bị phá vỡ.
Sự bất thường trong hoạt động của các protein đã nêu trên cũng có thể tăng nguy cơ bệnh huyết khối.
Ví dụ sự giảm chất antithrombin còn 70 – 80% mức bình thường, dù không đáng kể.
Tăng đông di truyền chủ yếu được chia thành hai nhóm:
- Nguy cơ huyết khối thấp: trường hợp kháng protein C hoạt hóa (do đột biến yếu tố V Leiden)
- Nguy cơ huyết khối cao và hiếm, bao gồm thiếu protein C, S.
Những gen sau đây được khuyến nghị đưa vào xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai:
- Gen yếu tố V Leiden (F5 và đột biến gen G1691A)
- Gen yếu tố II (Prothrombin và đột biến gen G20210A)
- Gen MTHFR (đột biến gen C677T)
- Gen antithrombin, protein C, S
Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm hội chứng Thromphophilia di truyền
Theo khuyến cáo, những người thuộc 2 nhóm người sau đây nên thực hiện xét nghiệm đột biến thrombophila:
Bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh tăng huyết khối/tăng đông máu
- Phụ nữ bị sẩy thai muộn không rõ nguyên nhân hoặc đã từng sảy thai ≥3 lần
- Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch không rõ nguyên nhân: phụ nữ trước 40 tuổi
- Người mắc các đợt huyết khối tắc mạch không rõ nguyên nhân
- Huyết khối ở các vị trí bất thường
- Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch không rõ nguyên nhân, xảy ra ở bệnh nhân có người thân trực hệ thuộc trường hợp 1-3 kể trên
- Hoại tử da không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu dùng thuốc đối kháng vitamin K (ví dụ: Warfarin)
- Trẻ em và trẻ sơ sinh xuất hiện ban xuất huyết bạo phát
Người thân trực hệ nhưng KHÔNG có triệu chứng của bệnh
Nên cân nhắc việc xét nghiệm gen đông máu dành cho người thân ở độ tuổi trưởng thành (anh chị em, cha mẹ, con cái ≥16 tuổi) của bệnh nhân có tiền sử tăng đông máu dù rằng những người này chưa có triệu chứng của bệnh.
Nếu phát hiện ra gen đông máu, cần phải làm gì?
Trong trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh gen đông máu, phụ nữ mang thai không nên quá sốc hay lo lắng.
Do ngày nay, các bác sĩ chuyên khoa sinh sản tay nghề cao cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật sẽ đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn cụ thể để chăm sóc, giúp bạn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.