
Tại Sao Uống Rượu Bia Không Ngủ Được? Có Đến 98% Người Không Biết
Rượu bia là chất gây suy nhược hệ thần kinh trung ương khiến hoạt động của não chậm lại. Rượu bia có tác dụng an thần có thể mang lại cảm giác thư giãn và buồn ngủ. Nhưng việc uống nhiều hơn lượng mức cho phép, có thể khiến chúng ta gặp các triệu chứng mất ngủ. Nghiêm trọng hơn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ. Vậy tại sao uống rượu bia không ngủ được? Hay vì uống cafe không ngủ được thì phải làm sao?
Tại sao uống rượu bia quá mức lại không ngủ được?

Tại sao uống rượu bia nhiều quá mức có thể gây mất ngủ thường xuyên? Trong rượu bia có chứa rất nhiều cồn làm hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể gây ngộ độc nếu sử dụng nhiều hơn lượng cho phép.
Tại sao có người lại uống rượu bia không ngủ được. Nhưng có người lại dễ đi vào giấc ngủ hơn sau khi uống rượu bia. Tham khảo ngay!
Sau khi một người uống rượu bia, chất này được hấp thụ vào máu của chúng ta thông qua dạ dày và ruột non. Các enzym trong gan cuối cùng sẽ chuyển hóa lượng alcohol này khánhanh. Nhưng lượng cồn dư thừa sẽ tiếp tục lưu thông khắp cơ thể vì quá trình chuyển hoá này diễn ra cực kì chậm. Dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ hoặc quá tỉnh táo.
Ngoài ra, ảnh hưởng của rượu bia phần lớn phụ thuộc vào người tiêu dùng. Các yếu tố quan trọng bao gồm lượng rượu và mức độ tiêu thụ nhanh. Cũng như tuổi tác, giới tính, loại cơ thể và hình dạng thể chất của từng người.
Mối quan hệ giữa rượu bia và giấc ngủ
Mối quan hệ giữa rượu bia và giấc ngủ đã được nghiên cứu từ những năm 1930. Tuy nhiên nhiều khía cạnh vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu uống một lượng lớn rượu trước khi đi ngủ. Chúng ta thường dễ bị trễ giấc ngủ hơ bình thường. Có nghĩa là chúng ta cần nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ. Khi men gan chuyển hóa chất cồn trong đêm và nồng độ cồn trong máu giảm. Những người này cũng có nhiều khả năng bị gián đoạn giấc ngủ và giảm chất lượng giấc ngủ.
Rượu bia giúp dễ ngủ hơn?
Tại sao uống rượu bia có người không ngủ được, có người lại dễ ngủ hơn? Trên thực tế, rượu bia có thể hỗ trợ khởi đầu giấc ngủ do đặc tính an thần của nó. Cho phép chúng ta đi vào giấc ngủ nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, những người uống rượu bia quá nhiều hoặc quá sát giờ đi ngủ, thường dễ bị gián đoạn chu kỳ giấc ngủ muộn hơn. Do men gan chuyển hóa rượu bia rất chậm. Điều này cũng có thể dẫn đến buồn ngủ quá mức vào ban ngày và các vấn đề khác vào ngày hôm sau. Vậy nên, hãy tránh hai lưu ý trên, rượu bia vẫn có thể giúp đỡ chúng ta nhiều hơn trong việc điều chỉnh giúp ngủ tốt hơn.
Ảnh hưởng của rượu bia

Phụ nữ có cân nặng và lượng nước trong cơ thể thường không thể cao hơn nam giới. Nên nữ giới có tưởu lượng khá thấp và dễ say hơn rất nhiều.
Trung bình, phụ nữ có dấu hiệu say sớm hơn và có liều lượng rượu bia thấp hơn nam giới. Điều này chủ yếu có thể được quy vào hai yếu tố. Thứ nhất, phụ nữ có xu hướng nhẹ cân hơn nam giới. Và những người có trọng lượng cơ thể thấp hơn thường nhanh say hơn. Không những thế, hầu hết phụ nữ cũng có lượng nước trong cơ thể thấp hơn nam giới. Nhưng rượu bia lại lưu thông qua lượng nước này trong cơ thể. Vì vậy phụ nữ có nhiều khả năng sở nồng độ cồn trong máu cao hơn nam giới sau khi uống cùng một lượng rượu bia.
Uống lượng rượu bia vừa phải để tránh việc không ngủ được
Để hạn chế việc uống rượu bia không ngủ được. Bạn đọc có thể tham khảo lượng rượu bia tuỳ theo nồg ộ cônồ sau.
- 355ml bia với nồng độ cồn 5%
- 148ml rượu vang có nồng độ cồn 12%
- 30ml rượu hoặc rượu chưng cất với nồng độ cồn 40%
Nói cách đơn giản hơn, uống vừa phải là tối đa hai ly đối với nam giới và một ly mỗi ngày đối với phụ nữ.
Xem thêm: Làm Sao Ngủ Được – 5 Giải Pháp Dễ Ngủ Nhất
Lượng mức rượu bia ảnh hưởng đến giấc ngủ
Với lời giải đáp cho thắc mắc: Tại sao uống rượu bia không ngủ được? Hãy cùng Circle DNA tìm hiểu về vấn đề: Liệu một lượng rượu bia có ảnh hưởng đến giấc ngủ hay không. Qua hạng mục dưới đây, ngay nhé!
Uống rượu bia quá mức có thể dẫn đến tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Hơn là uống các loại rượu bia nhẹ hoặc có nồng độ cồn vừa phải. Tuy nhiên, vì tác động của rượu ở mỗi người là khác nhau. Nên ngay cả một lượng nhỏ rượu bia cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ đối với một số người.
Một nghiên cứu năm 2018, đã so sánh chất lượng giấc ngủ giữa các đối tượng uống nhiều rượu khác nhau. Các phát hiện hữu ích để tránh việc uống rượu bia không ngủ được:
- Lượng rượu thấp (ít hơn hai phần ăn mỗi ngày đối với nam giới hoặc một phần ăn mỗi ngày đối với phụ nữ) làm giảm chất lượng giấc ngủ đến 9,3%.
- Uống rượu với lượng vừa phải (hai khẩu phần mỗi ngày cho nam hoặc một phần mỗi ngày cho nữ) làm giảm chất lượng giấc ngủ đến 24%.
- Uống nhiều rượu (hơn hai phần ăn mỗi ngày đối với nam giới hoặc một phần ăn mỗi ngày đối với phụ nữ) làm giảm chất lượng giấc ngủ đến 39,2%.
Vậy, khi nào nên ngừng uống rượu bia trước khi đi ngủ để giảm thiểu gián đoạn giấc ngủ? Để giảm nguy cơ xảy ra tìn trạng này, bạn không nên uống các loại thức uống có cồn ít nhất bốn giờ trước khi đi ngủ.
Tại sao uống cafe không ngủ được?

Tại sao uống cafe không ngủ được? Caffein trong cà phê là chất thuộc nhóm chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, kích thích và ức chế các chất gây buồn ngủ, làm cho não bộ hưng phấn, tỉnh táo, khó ngủ.
Đâu chỉ uống rượu bia mới dẫn đến việc không ngủ được. Mà cà phê cũng là một thức uống dẫn đến tình trạng này. Trong cà phê, caffein là chất thuộc nhóm chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Caffeine khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng đi vào máu qua lớp niêm mạc của ruột. Đồn thời, chất Caffeine trong não sẽ kích thích và ức chế các chất gây buồn ngủ. Làm cho não bộ luôn trong tình trạng hưng phấn và tỉnh táo.
Cơ thể tạo ra adenosine, một hợp chất gây buồn ngủ. Tuy nhiên, sự hiện diện của caffeine ngăn não nhận tín hiệu adenosine ngừng sản xuất. Vào thời điểm caffeine được tiêu thụ, hợp chất gây buồn ngủ này được hình thành. Gây ra cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ cản trở cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, không ngủ được vì uống cafe cũng là bắt nguồn từ nguyên nhân trên.
Uống cafe, bia rượu không ngủ được phải làm sao?
Làm thế nào để thưởng thức cà phê, cải thiện tâm trạng và nạp thêm năng lượng. Mà vẫn có thể ngủ ngon hoặc không bị mất ngủ?
Hãy tham khảo ngay các lưu ý dưới đây cùng Circle DNA, bạn nhé
Lựa chọn thời gian thưởng thức cà phê hợp lý
Đừng uống cà phê ngay khi thức dậy: khi thức dậy, mức cortisol của chúng ta đã ở mức cao. Hãy nên uống cốc cà phê đầu tiên sau 20 phút ngủ dậy là được. Ngoài ra, hãy uống ít nhất 500ml nước để bổ sung nước cho cơ thể, trước khi bạn uống tách cà phê đầu tiên nhé. Cố gắng đừng uống cà phê hoặc thức uống có cồn như rượu, bia quá sát giờ đi ngủ là được.
Tập thể dục hoặc yoga nhẹ nhàng để đẩy lùi việc không ngủ được vì uống cafe
Nếu không ngủ được vì uống cafe, bia rượu, bạn hãy thử làm nóng cơ thể với các bài tập thể dục đơn giản ngay nhé!
Bởi lẽ, một vài bài tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Là cách để hệ cơ được thư giãn và giúp cơ thể thiết lập “cơ chế” thoải mái hơn. Ngoài ra, sau khi uống cà phê vào buổi tối, tập yoga cũng giúp nạp lại năng lượng mới cho cơ thể lẫn tinh thần một cách hiệu quả.
Thiền cho phép não bộ tập trung vào nhịp thở và chuyển động của cơ thể. Cơ thể dần dần thư giãn, đồng thời kích thích sản xuất serotonin. Một loại hormone khiến bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Nếu không ngủ được vì uống cafe, bia rượu, bạn hãy thử làm nóng cơ thể với các bài tập thể dục đơn giản ngay nhé!
Uống nước, sữa hoặc trà hoa cúc ấm nhẹ
Sau khi uống cà phê, bạn nên uống nhiều nước để pha loãng và đào thải chất cafein trong máu. Bạn có thể uống một chút trà để thư giãn tinh thần và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra, sữa ấm rất giàu tryptophan, có thể chuyển hóa thành serotonin và melatonin rất quan trọng cho “giấc ngủ”. Vì vậy, uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ là giải pháp tốt. Giúp bạn có giấc ngủ ngon sau khi uống cà phê.
Tạm kết
Trên đây là những thông tin hữu ích mà CircleDNA tổng hợp giúp giải đáp cho các thắc mắc. Tại sao uống rượu bia không ngủ được? Hay uống cafe không ngủ được phải làm sao? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc nắm bắt chính xác những kiến thức bổ ích. Từ đó, cải thiện cuộc sống, nâng cao sức khoẻ cho bản thân, gia đình và bạn bè ngay nhé.