
Ngủ Nhiều Có Tốt Không?
Ngủ đủ giấc là vô cùng cần thiết cho một lối sống khỏe khoắn, lành mạnh. Tuy nhiên tình trạng ngủ quá nhiều liên kết với hàng loạt các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Do đó chủ đề hôm nay của chúng ta sẽ là tìm hiểu xem ngủ ban ngày quá nhiều có tốt cho sức khỏe không, đối với người già thì như thế nào nhé!
Nguyên nhân dẫn đến việc ngủ nhiều
Thời lượng ngủ của mỗi người thường thay đổi đáng kể vào từng thời điểm khác nhau. Và còn phụ thuộc hàng loạt yếu tố như sức khỏe, độ tuổi, thói quen sống, chế độ tập luyện. Theo như khuyến cáo của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC); người trưởng thành chỉ nên dành không quá 7 tiếng mỗi đêm cho việc ngủ.

Ngủ nhiều có tốt không? Cũng không hẳn là không tốt nếu thi thoảng bạn mới ngủ quá giờ 1 lần.
Ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không vì cần phải có thời lượng giấc ngủ tiêu chuẩn theo độ tuổi
- Trẻ sơ sinh: 14 – 17 tiếng
- Trẻ ở tuổi tập đi: 12 – 15 tiếng
- Trẻ mẫu giáo: 10 – 13 tiếng
- Trẻ > 6 tuổi: 9 – 11 tiếng
- Người lớn: Trung bình 7 – 8 tiếng
- Người cao tuổi: 6 – 7 tiếng
Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi: “Người già ngủ quá nhiều vào đêm/ngày có tốt cho sức khỏe không?”. Trên thực tế, người cao tuổi là nhóm người có thời lượng giấc ngủ phù hợp thấp nhất.

Người già ngủ nhiều có tốt cho sức khỏe không? Chắc chắn là không bởi thời lượng ngủ của nhóm tuổi này là thấp nhất.
Chứng ngủ lịm
Với người mắc chứng ngủ lịm, nỗi trăn trở ngủ nhiều có tốt không thực sự là vấn đề lớn. Ngủ quá nhiều mang đến những rối loạn về sức khỏe đáng lo ngại. Bởi tình trạng này khiến bạn cảm thấy buồn ngủ không dứt trong suốt cả ngày. Đa số những người mắc chứng ngủ lịm thường ít năng lượng, hay lo lắng. Bên cạnh đó họ còn dễ có vấn đề về trí nhớ bởi liên tục buồn ngủ, mất tập trung.

Ngủ nhiều thực sự không có gì tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người mắc chứng ngủ lịm và đang ở độ tuổi đi học, đi làm.
Chứng ngủ rũ
Ngủ rũ là tình trạng bạn bị mất ngủ vào ban đêm nhưng rất buồn ngủ vào ban ngày. Đây là chứng rối loạn giấc ngủ thần kinh, khiến não bộ mất khả năng kiểm soát chu kỳ thức – ngủ bình thường. Triệu chứng là dù thời lượng giấc ngủ của bạn không thể kéo dài lâu nhưng bạn luôn buồn ngủ.
Ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không vì có thể khiến bạn gặp một số vấn đề như: ngưng thở khi ngủ
Một vấn đề khác có khả năng làm tăng nhu cầu ngủ là chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng rối loạn này thường gây gián đoạn chu kỳ ngủ, khiến bạn ngưng thở khoảng 15 giây khi ngủ. Thông thường bạn không thể nhận ra vấn đề này vì nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Đây là điều rất đáng lo ngại bởi nó cản trở khả năng phục hồi chu kỳ giấc ngủ. Từ đó khiến bạn luôn cảm thấy thiếu ngủ và buồn ngủ vào ban ngày. Các triệu chứng thường gặp của chứng ngưng thở khi ngủ gồm thường xuyên buồn ngủ, đau đầu, hay quên. Đối với người bị ngưng thở khi ngủ thì ngủ nhiều vừa không có gì tốt cho sức khỏe. Ngược lại còn khiến họ mệt mỏi hơn rất nhiều.

Chứng ngưng thở khi ngủ mang lại những hệ quả vô cũng nguy hiểm cho người mắc phải, do đó cần sớm được điều trị.
Ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không nếu đó là do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể khiến thời lượng giấc ngủ của bạn bị kéo dài:
- Thuốc an thần
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống lo âu
- Thuốc chống co giật
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống loạn thần
- Thuốc kháng histamine
Dù vậy, không phải những người ngủ quá nhiều đều bị rối loạn giấc ngủ. Có nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng ngủ quá nhiều như lối sống thiếu lành mạnh. Hay các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc cũng có thể người đó muốn ngủ nhiều hơn. Nhưng chung quy lại thì cái gì nhiều quá cũng đều không tốt. Ngủ quá nhiều cũng vậy, không có gì tốt cho sức khỏe và đặc biệt là ngủ ban ngày.
Các vấn đề về sức khỏe đến từ tình trạng ngủ quá nhiều
Ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không vì có thể gây ra bệnh béo phì
Như đã nói ngủ đủ giấc rất có lợi nhưng ngủ quá nhiều đặc biệt vào ban ngày thì không tốt cho sức khỏe chút nào. Vấn đề đầu tiên đến từ việc ngủ quá nhiều chính là khiến bạn bị tăng cân nhanh chóng. Theo nghiên cứu mới đây trên những người thường xuyên ngủ từ 9 – 10 tiếng mỗi đêm. Phát hiện rằng họ có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn những người ngủ đủ giấc 21%. Thậm chí tình trạng này vẫn ảnh hưởng lớn đến cân nặng dù bạn cố gắng kiểm soát cân nặng. Nghĩa là dù bạn có kiểm soát ăn uống và tập thể dục, bạn vẫn có nguy cơ béo phì cao. Đây là hậu quả rất rõ rệt đến từ chứng ngủ nhiều khiến nó không có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe.

Nằm ngủ thay vì vận động là con đường dẫn đến béo phì và các hệ lụy của nó vô cùng nhanh chóng.
Ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không vì có thể gây ra bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu tại Mỹ, người ngủ hơn 9 tiếng/ngày có nguy cơ bị tiểu đường lên đến 50%. Nguyên do là khi ngủ các cơ quan ít hoạt động, sẽ dẫn đến tình trạng béo phì đã kể trên. Mà có thể bạn đã biết, béo phì là một trong những nguyên nhân gây tiểu đường.
Ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không vì có thể gây ra bệnh đau đầu
Ngủ lâu hơn bình thường vào cuối tuần hoặc kỳ nghỉ có thể khiến bạn đau đầu, mất tập trung. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của giấc ngủ với một số chất dẫn truyền thần kinh trong não. Trong đó có Serotonin. Nếu giấc ngủ ban đêm của bạn bị gián đoạn, bạn lại ngủ quá nhiều vào ban ngày. Thì tới 90% khả năng buổi sáng dậy bạn sẽ bị đau đầu. Bên cạnh đó theo nghiên cứu khoảng 15% người ngủ quá nhiều có nguy cơ trầm cảm.
Ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không vì có thể gây ra bệnh tim
Theo nghiên cứu trên hơn 70.000 phụ nữ, những ai ngủ hơn 9 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 38% so với những người ngủ đủ giấc. Mà bệnh tim mạch là căn nguyên gây ra rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác. Từ đó có thể nói việc ngủ nhiều hơn mức cần thiết là không có gì tốt cho sức khỏe.
Ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không vì có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe khác cho cơ thể
Tình trạng ngủ quá nhiều có khả năng dẫn đến một số vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe khác. Đơn cử như khó thở khi ngủ, phiền muộn, ngủ rũ, suy giáp, đau lưng, giảm trí nhớ,… Ngoài ra còn có thể gặp một số vấn đề nghiêm trọng khác về nhận thức.
5 cách đơn giản nhất để điều trị chứng ngủ nhiều, khi bạn đã trả lời được câu hỏi là ngủ nhiều có tốt không?
Tạo thời gian biểu. Bạn có thể lên lịch thời gian ngủ và tuân theo nó một cách nghiêm ngặt. Tạo lập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ cải thiện tình trạng này rất nhiều.
Cải thiện không gian ngủ. Cảm giác thoải mái trong phòng sẽ giúp cơ thể bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng. Kèm theo đó là giấc ngủ đủ thời lượng và sự tỉnh táo trong buổi sáng ngày hôm sau. Khuyến khích bạn nên thay chăn gối hoặc đệm ngủ nếu thấy không thoải mái để tránh mất ngủ ban đêm. Rồi lại buồn ngủ và ngủ quá nhiều vào ban ngày.

Phòng ngủ được thiết kế vừa ý sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Yoga. Những người tập thể dục hay đặc biệt là Yoga hàng ngày có thể ngủ ngon hơn vào mỗi đêm. Yoga hay các bài thể dục nhẹ giúp điều hòa khí huyết, từ đó cải thiện khả năng kiểm soát giấc ngủ.
Không tạm dừng báo thức. Thay vì tắt báo thức bạn nên cố gắng ra khỏi giường, bởi ngủ nướng sẽ khiến bạn mất kiểm soát giờ ngủ.
Cách ly thiết bị điện tử. Việc bạn sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ sẽ khiến bạn tỉnh táo, không thể ngủ ngay và ngủ sâu giấc. Từ đó tạo cảm giác uể oải, đờ đẫn vì buồn ngủ vào buổi sáng hôm sau. Do đó trước khi ngủ 30 phút bạn cần rời ra điện thoại, máy tính và nằm thư giãn trên giường.
Ánh sáng từ các thiết bị điện tử khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ của bạn trở nên càng ngày càng tồi tệ
Lời kết
Trên đây là nguyên nhân, hậu quả của chứng ngủ nhiều để bạn có thể nhận định được tầm ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và cuộc sống. Kèm theo là vài phương pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh chóng cho người mắc chứng ngủ nhiều. Cũng là câu trả lời cho câu hỏi: “Ngủ quá nhiều ban ngày có tốt cho sức khỏe không?”; “Người già ngủ nhiều có tốt cho sức khỏe không?” mà chúng tôi đã đề cập ở đầu bài viết. Hy vọng bài viết này giúp bạn chọn được biện pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng ngủ nhiều.
Các phương pháp cải thiện giấc ngủ cho người mắc chứng ngủ nhiều rất đa dạng. Nhưng để lựa chọn được phương pháp hiệu quả nhất cho riêng bạn thì không hề dễ. Bởi các phương pháp này chỉ phát huy tác dụng tối đa khi nó phù hợp với trạng thái vật lý của cơ thể bạn. Các trạng thái này về cơ bản đều là do Gen quy định.
Vậy làm sao để biết được mã Gen của bản thân nói lên điều gì?
Nếu bạn đang có thắc mắc này, mời bạn ghé thăm CircleDNA – đơn vị giải mã Gen uy tín hàng đầu thế giới. Tự hào là nơi có các thiết bị giải mã Gen nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ (Hoa Kỳ). Bên cạnh đó là sự hỗ trợ đầy nhiệt tình, tâm huyết, chuyên nghiệp của các chuyên gia hàng đầu. Circle DNA cam kết đem đến cho bạn bản kết quả chính xác, chi tiết và đáng hài lòng nhất.
Thông tin liên hệ với CircleDNA
Hotline: 1900 29 29 68
Địa chỉ
CircleDNA Hồ Chí Minh
- Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC. Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP. HCM
- Phòng Giao dịch: 4/3 Đường Số 3, Cư Xá Đô Thành, P. 4, Q. 3, TP. HCM
CircleDNA Hà Nội
- Địa chỉ: 1190 Đường Láng, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội.