
Một Ngày Nên Ngủ Bao Nhiêu Tiếng? Mức Độ Khác Biệt Độ Tuổi Ra Sao?
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng giấc ngủ có sự ảnh hưởng quan trọng đến sức khoẻ của mỗi người ở mọi lứa tuổi khác nhau. Giấc ngủ cung cấp năng lượng cho trí não, nạp thêm năng lượng và củng cố hầu như mọi hệ thống trong cơ thể. Thế nhưng, 1 một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng, 1 ngày nên ngủ bao lâu, nên ngủ mấy tiếng một ngày? Nhằm đảm bảo cho giấc ngủ đạt đúng tiêu chí chất lượng nhất. Để tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này, mời bạn đọc cùng Circle DNA tham khảo bài viết dưới đây ngay nhé.
Một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng?

Giấc ngủ cung cấp năng lượng cho trí não, nạp thêm năng lượng và củng cố hầu như mọi hệ thống trong cơ thể. Thế nhưng, 1 một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng, 1 ngày nên ngủ bao lâu, nên ngủ mấy tiếng một ngày thì mới tốt cho sức khỏe?
Theo một số nghiên cứu khoa học đã đưa ra lời khuyên rằng: người lớn khỏe mạnh cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn để kích thích sự tăng trưởng và phát triển hiệu quả. Đặc biệt, những người trên 65 tuổi cũng nên kéo dài giấc ngủ từ 7 đến 8 giờ là tốt nhất.
Nên ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày cho mỗi nhóm tuổi?
Thời gian ngủ được khuyến nghị được chia thành chín nhóm tuổi khác nhau.
Độ tuổi | Thời gian ngủ được khuyến khích |
0-3 tháng tuổi | 14-17 giờ |
4-11 tháng tuổi | 12-15 giờ |
1-2 tuổi | 11-14 giờ |
3-5 tuổi | 10-13 giờ |
6-13 tuổi | 9-11 giờ |
14-17 tuổi | 8-10 giờ |
14-17 tuổi | 8-10 giờ |
18-25 tuổi | 7-9 giờ |
65 tuổi trở lên | 7-8 giờ |
1 ngày nên ngủ bao lâu? Tùy theo mỗi nhóm, mà các hướng dẫn đưa ra khoảng thời gian ngủ mỗi đêm phù hợp nhất. Trong một số trường hợp, ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn một giờ. So với phạm vi chung có thể được chấp nhận. Dựa trên lối sống sinh hoạt, công việc lẫn học tập của mỗi cá nhân.
Giấc ngủ bao gồm bao nhiêu giai đoạn? Một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng?
Khi chìm vào giấc ngủ, não và cơ thể của chúng ta thường sẽ trải qua một số chu kỳ. Và mỗi chu kỳ giấc ngủ thì bao gồm bốn giai đoạn riêng biệt như sau:
Chi tiết từng giai đoạn của giấc ngủ
- Ba giai đoạn đầu tiên là một phần của giấc ngủ chuyển động mắt không nhanh (NREM).
- Giai đoạn cuối cùng là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM).
- Các giai đoạn NREM từng được phân loại là giai đoạn 1, 2, 3, 4 và REM. Các phân loại thường được cụ thể hoá như sau:
N1: Đây là giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ và giai đoạn từ khi thức giấc đến khi chìm vào giấc ngủ.
N2: Giấc ngủ bắt đầu ở giai đoạn này khi bạn không nhận thức được xung quanh mình. Nhiệt độ cơ thể của chúng ta dần dần giảm nhẹ, nhịp thở và nhịp tim cũng bắt đầu trở nên đều đặn hơn.
N3: Đây là giai đoạn ngủ sâu và phục hồi nhiều nhất, trong đó nhịp thở sẽ dần chậm lại. Huyết áp giảm, cơ bắp thư giãn và năng lượng được nạp vào cơ thể.
REM: Đây là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ ngủ. Nó chiếm khoảng 25% chu kỳ của một giấc ngủ chất lượng. Đây là lúc não hoạt động mạnh nhất và bắt đầu xuất hiện những giấc mơ.
Nên ngủ tới chu kỳ nào là tốt nhất?
Một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng? Nên ngủ mấy tiếng một ngày? Để trải qua mỗi chu kỳ, trung bình mất khoảng 90 phút. Nếu bạn có thể hoàn thành năm chu kỳ ngủ, bạn sẽ ngủ được khoảng 7,5 tiếng đồng hồ mỗi đêm. Sáu chu kỳ đầy đủ sẽ là khoảng 9 tiếng đồng hồ. Thế nên, thời gian lý tưởng nhất là vào cuối chu kỳ ngủ thay vì ở giữa chu kỳ. Nếu thức dậy vào cuối chu kỳ ngủ, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy cơ thể vô cùng sảng khoái, tràn đầy năng lượng nhiều hơn.

Theo một số nghiên cứu khoa học đã đưa ra lời khuyên rằng: người lớn khỏe mạnh cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn để kích thích sự tăng trưởng và phát triển hiệu quả.
Tại sao giấc ngủ lại quan trọng?
Giấc ngủ rất quan trọng vì chúng sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời. Nếu cơ thể chúng ta có thể ngủ với lượng thời gian vừa đủ. Thì cơ thể không những tự điều chỉnh được việc giải phóng các hormone. Mà còn kiểm soát được sự thèm ăn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng trưởng hiệu quả. Ngoài ra, còn giúp tăng cường chức năng não, khả năng tập trung, năng suất. Và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Chưa kể hết, khi duy trì được thói quen ngủ lành mạnh. Sẽ giúp quản lý cân nặng, duy trì hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe mãn tính. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường,huyết áp cao,…Đặc biệt hơn hết, giấc ngủ ngon đem lại hiệu suất vận động thể thao cũng như các tốc độ phản ứng nhanh nhạy hơn.
Những biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ ngay tại nhà
Để cải thiện giấc ngủ chập chờn hoặc hạn chế tối đa tình trạng mất ngủ, trằn trọc, lo lắng mỗi đêm. Bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện các biện pháp hữu ích. Đã được khuyến khích từ những chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ trên toàn Thế Giới sau đây:
Không gian giấc ngủ sạch sẽ, thoáng mát, thoải mái
Khi đã giải đáp được câu hỏi: một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng?1 ngày nên ngủ bao lâu? Bạn đọc nên tham khảo về việc thay đổi các thói quen để có một giấc ngủ chất lượng nhé. Đầu tiên, hãy cải thiện vệ sinh giấc ngủ bằng cách thiết lập không gian phòng ngủ với ánh sáng tối vừa phải trước. Nhằm mục đích kích thích hormone melatonin sản sinh nhanh chóng. Giường ngủ, chăn nệm phải được đảm bảo sự sạch sẽ, khô ráo. Hạn chế tối đa nhất quá trình ẩm mốc xuất hiện ở chăn nệm do lâu ngày không được giặt ủi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tai nghe chống ồn. Nếu căn phòng không thể lọc được tạp âm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn nhé!
Xem thêm: Làm Sao Có Giấc Ngủ Ngon – 4 Nguyên Tắc Cần Nhớ

Khi đã giải đáp được câu hỏi: một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng?1 ngày nên ngủ bao lâu? Bạn đọc nên tham khảo về việc thay đổi các thói quen để có một giấc ngủ chất lượng nhé.
Thiết lập các thói quen tích cực liên quan đến giấc ngủ
- Tuân thủ lịch ngủ giống nhau mỗi ngày, ngay cả cuối tuần. Tập thói quen thư giãn như vận động nhẹ, yoga hoặc thiền,…Trước khi ngủ 30 phút cũng giúp cải thiện giấc ngủ một cách tốt hơn.
- Giảm thiểu sự gián đoạn tiềm ẩn từ ánh sáng, âm thanh nhất có thể. Hoặc điều chỉnh nhiệt độ và hương thơm phòng ngủ sao cho cảm thấy thoải mái nhất là được.
- Đặc biệt, theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ. Cũng trở thành nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Thế nên, ngắt kết nối điện thoại di động và máy tính xách tay 30 phút trước khi đi ngủ là việc làm cần thiết.
- Theo dõi cẩn thận lượng caffein, thức uống có cồn nạp vào cơ thể để đưa ra các điều chỉnh phù hợp nhất. Đồng thời, hạn chế uống chúng vào sát giờ trước khi đi ngủ. Cũng được nhiều chuyên gia khuyến cáo một cách thường xuyên.
- Bạn có thể thử sử dụng các ứng dụng như Nhật ký giấc ngủ để theo dõi thói quen ngủ của chính bản thân. Đồng thời, những ứng dụng này cũng sẽ giúp ích đơn giản hoá quá trình điều trị hoặc sự chuẩn đoán chính xác từ các chuyên gia, bác sĩ khi chứng rối loạn giấc ngủ của bạn bất chợt tái phát.
Sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ cũng trở thành nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ.
Giải pháp tối ưu cho câu hỏi: Một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng?
Chắc hẳn rằng, với bài viết ngày hôm nay, bạn đọc cũng có thể giải đáp cho bản thân về thắc mắc: 1 một ngày nên ngủ bao nhiêu tiếng? Nên ngủ mấy tiếng một ngày? rồi đúng không nào. Ngoài ra, nếu muốn thêm số giờ ngủ phù hợp với bản thân, giờ giấc ngủ chất lượng. Hay kể cả là điều trị các triệu chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ,…Thì hãy làm giải mã GEN CircleDNA để tìm ra liệu trình phù hợp nhất!
Đến với Circle DNA, bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn 1 cách toàn diện nhất thông qua 500 kết quả ở 20 hạng mục. Qua đó, thấu hiểu được cơ thể riêng biệt của bản thân. Và chọn được lối sống theo Gen lành mạnh, thuận theo nhịp sinh học. Và hướng đến chất lượng sức khoẻ thêm ngày càng bền vững nhất, bạn nhé!