
Béo Phì Có Phải Là Bệnh Hay Không?
Béo phì là một vấn đề sức khỏe cộng đồng phức tạp mà các chuyên gia y tế hiện đang thừa nhận do nhiều yếu tố gây nên. Chúng bao gồm các nguyên nhân về thể chất, tâm lý và di truyền. Vậy béo phì có phải là bệnh hay không? Và béo phì và tăng huyết áp cùng các căn bệnh khác có liên quan tới nhau hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.
Béo phì được đo như thế nào?
Béo phì có phải là bệnh không? Các bác sĩ coi béo phì là tình trạng một người phát triển lượng mỡ dư thừa trên cơ thể, còn được gọi là mô mỡ. Đôi khi các bác sĩ có thể sử dụng thuật ngữ “u mỡ”. Thuật ngữ này phản ánh tình trạng mô mỡ thừa có trong cơ thể.
Cơ thể có nhiều chất béo này có thể gây ra các biến chứng về sức khỏe. Béo phì là nguyên nhân gây nhiều bệnh, bao gồm bệnh đái tháo đường type 2, huyết áp cao và bệnh tim mạch vành.
Các bác sĩ sử dụng các phép đo như trọng lượng cơ thể, chiều cao cơ thể và hình thể để xác định béo phì. Một số phép đo bao gồm:

Béo phì được đo như thế nào?
Chỉ số khối cơ thể
Việc đo chỉ số khối cơ thể BMI hiện đang là phương pháp tốt nhất để xác định tình trạng cơ thể.
Công thức tính BMI = cân nặng (kg) / 2xchiều cao (mét)
Ví dụ: Cân nặng 68kg, chiều cao 1.65m thì chỉ số BMI bằng 24.98
Các chuyên gia xác định ba loại béo phì dựa trên phạm vi chỉ số BMI:
- Béo phì loại I: BMI từ 30 đến 34,9
- Béo phì loại II, hoặc béo phì nghiêm trọng: BMI từ 35 đến 39,9
- Béo phì loại III, hoặc béo phì nặng: BMI từ 40 trở lên

Béo phì không phải lúc nào cũng phản ánh tình trạng sức khỏe kém
Chu vi vòng eo
Có một lượng mỡ bụng lớn hơn so với phần còn lại của cơ thể gây ra nhiều nguy cơ biến chứng sức khỏe. Vì vậy, một người có thể có chỉ số BMI nằm trong phạm vi thừa cân nhưng chưa tới mức béo phì. Tuy nhiên các bác sĩ coi họ bị béo phì trung tâm vì vòng eo của họ.
Bạn có thể tìm thấy chu vi vòng eo của mình bằng cách đo vòng eo ngay trên xương hông. Một người có nhiều nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì hơn khi vòng eo của họ lớn hơn 101cm đối với nam giới và 89 cm đối với phụ nữ không mang thai.
Các phép đo như BMI và vòng eo là những ước tính về lượng chất béo mà một người có. Tuy nhiên chúng không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp.
Ví dụ, một số vận động viên thể hình và vận động viên biểu diễn có thể cơ bắp lớn đến mức họ có chỉ số BMI rơi vào mức béo phì.
Hầu hết các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ số BMI để ước tính tốt nhất về tình trạng béo phì ở một người, nhưng điều này có thể không chính xác đối với tất cả mọi người.
Béo phì có phải là bệnh không? Lý do béo phì được coi là một căn bệnh
Sau rất nhiều nghiên cứu, các bác sĩ kết luận ra rằng béo phì là một tình trạng sức khỏe.
Ví dụ, các bác sĩ đã phát hiện ra một số gen có thể làm tăng mức độ đói của một người. Gen khiến họ ăn nhiều thức ăn hơn. Yếu tố này góp phần gây ra bệnh béo phì.
Ngoài ra, các bệnh hoặc rối loạn y tế khác có thể khiến một người tăng cân. Những ví dụ bao gồm:
- Suy giáp
- Hội chứng Cushing
- Hội chứng buồng trứng đa nang

Chẳng hạn béo phì và tăng huyết áp có liên quan tới nhau
Dùng một số loại thuốc cho các tình trạng sức khỏe khác cũng có thể dẫn đến tăng cân như một số thuốc chống trầm cảm .
Theo nghiên cứu, hai người có cùng chiều cao có thể ăn cùng một chế độ. Và kết quả là một người bị béo phì trong khi người kia thì không. Điều này là do các yếu tố như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của một người và các yếu tố sức khỏe khác.
Khá nhiều tổ chức công nhận béo phì là một căn bệnh, bao gồm:
- Tổ chức Y tế Thế giới
- Liên đoàn Béo phì Thế giới
- Hiệp hội y tế Canada
- Béo phì Canada
Béo phì có phải là bệnh không? Lý do béo phì không được coi là bệnh
Béo phì có phải là bệnh không? Không phải tất cả các chuyên gia y tế đều đồng ý với coi béo phì là bệnh. Đây chỉ là một vài trong số những lý do mà một số người có thể bác bỏ ý kiến cho rằng béo phì là một căn bệnh.
Không có cách nào rõ ràng để đo mức độ béo phì.
Bởi vì chỉ số khối cơ thể không áp dụng cho tất cả mọi người. Chẳng hạn như vận động viên sức bền và vận động viên cử tạ. Các bác sĩ không phải lúc nào cũng sử dụng BMI để xác định béo phì.
Béo phì có phải là bệnh không? Béo phì không phải lúc nào cũng phản ánh tình trạng sức khỏe kém. Béo phì có thể là một yếu tố nguy cơ đối với các tình trạng sức khỏe khác. Nhưng nó không có nghĩa là một người béo phì thì sẽ luôn gặp các vấn đề sức khỏe. Ví dụ như béo phì và tăng huyết áp, người tăng huyết áp.
Một số bác sĩ không thích gọi béo phì là một căn bệnh
Bởi vì béo phì không phải lúc nào cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh béo phì. Trong số đó có những vấn đề không thể kiểm soát được. Trong khi lựa chọn ăn uống và mức độ hoạt động thể chất có thể đóng một vai trò nào đó, thì di truyền cũng vậy.
Một số chuyên gia y tế bày tỏ lo ngại rằng việc gọi bệnh béo phì là một căn bệnh có thể “thúc đẩy sự tiêu cực”. Bởi vì các bác sĩ thường muốn bệnh nhân luôn tích cực đối với sức khỏe của họ. Một số lo lắng phân loại béo phì là một căn bệnh có thể ảnh hưởng đến cách mọi người điều trị sức khỏe của họ. Hoặc suy nghĩ về các lựa chọn và khả năng của họ.
Việc xác định béo phì là một căn bệnh có thể làm tăng sự phân biệt đối xử đối với những người mắc bệnh béo phì. Gây ra lo ngại rằng việc xác định béo phì là một căn bệnh. Sẽ cho phép những người khác phân biệt và phân loại người béo phì hơn nữa.
Bản chất phức tạp của béo phì
Béo phì là một vấn đề phức tạp và gây xúc động cho nhiều người. Các nhà nghiên cứu biết rằng có nhiều yếu tố tác động, bao gồm di truyền, lối sống, tâm lý, môi trường, v.v.
Một số khía cạnh của bệnh béo phì có thể phòng ngừa được. Lý tưởng nhất chính là thay đổi chế độ ăn uống. Và thói quen tập thể dục để xây dựng và duy trì sức khỏe tim, dung tích phổi,…Tuy nhiên, một số người thực hiện những thay đổi này nhưng vẫn không thể giảm được lượng cân đáng kể.
Cuộc tranh luận về béo phì có phải là bệnh không thể sẽ tiếp tục cho đến khi có các phương pháp khác để xác định béo phì xuất hiện trong tương lai.
Tạm kết béo phì có phải là bệnh không?
Dù béo phì có được coi là bệnh hay không. Thì tình trạng này vẫn luôn gây ra những nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn béo phì và tăng huyết áp có liên quan tới nhau. Một cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối chắc hẳn luôn là điều mong ước của tất cả mọi người. Để có thể có kết quả nhận định chính xác nhất về sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể làm các xét nghiệm tại Circle DNA để hiểu rõ hơn về cơ thể, gen, các yếu tố di truyền,…
Kết quả các xét nghiệm tại Circle DNA sẽ giúp bạn có cho mình chế độ dinh dưỡng, tập luyện, sống lành mạnh để luôn sống vui khỏe. Liên hệ ngay với Circle DNA để được tư vấn và đăng ký sớm nhất!