
Nhạy Cảm – 8 Cách Tìm Hiểu Sự Nhạy Cảm Của Bản Thân
Nhạy cảm là quá trình hết sức bình thường. Nhưng nếu nhạy cảm quá mức lại trở nên có hại. Quá nhạy cảm có thể làm bạn tin tưởng rằng những điều bạn đang tưởng tượng hoặc những hành động không cố ý được coi là đúng. Giải nghĩa sai những tương tác, sự việc xảy ra có thể ngăn bạn khó có một cuộc sống hạnh phúc Kiểm soát sự nhạy cảm với những kiến thức cơ bản nhất. Sự nhạy cảm, đặc biệt đối với người hướng nội nhạy cảm có 2 mặt. Nhạy cảm là tốt hay xấu? Có rất nhiều khía cạnh về nhạy cảm như nhạy trí tuệ, nhạy cảm tính cách. Để hiểu sâu hơn về sự nhạy cảm, hãy cùng tham khảo 8 cách tìm hiểu cảm xúc của bản thân dưới đây!

Người nhạy cảm luôn bị ám ảnh bởi những vấn đề xung quanh. Họ dễ bị tổn thương và không điều tiết được cảm xúc.
Chấp nhận rằng tính nhạy cảm cao là do một phần trong con người bạn
Các nhà thần kinh học đã khám phá ra rằng sự nhạy cảm là phần nào được quy định trong gene của chúng ta. Khoảng 20% dân số thế giới thuộc nhóm “nhạy cảm cao”. Tức là họ có khả năng nhận biết những kích thích vô cùng tinh vi mà đa số những người khác không hề nhận ra. Họ trải nghiệm những kích thích này một cách mãnh liệt hơn người khác.
Tính nhạy cảm này được quy định một gên có chức năng điều chỉnh Hormone nhạy cảm. Hormone này có tên là Norepinephrine. Đây chính là một loại hormone hoạt động như một chất dẫn truyền. Chúng dẫn truyền cảm nhận đến dây thần kinh trong não. Hormone này có khả năng châm ngòi (trigger) sự chú ý và sự phản hồi.
Nhạy cảm là tốt hay xấu?
Một số loại nhạy cảm cao cũng có một ít liên hệ với oxytocin. Một hormone chuyên chịu trách nhiệm cho cảm xúc yêu thương và liên kết với người khác. Oxytocin cũng có thể làm khởi phát của sự nhạy cảm.
Nếu bẩm sinh bạn đã có lượng oxytocin cao. Đây là khả năng suy đoán các tương tác trong xã hội bẩm sinh của bạn cao. Giúp bạn có thể nhanh nhạy hơn người khác trong việc nhận diện (hoặc giải nghĩa sai) ngay cả những tín hiệu nhỏ nhất.
Nhạy cảm hình thành trong xã hội
Các xã hội khác nhau sẽ có những thái độ, hành động khác nhau về những người nhạy cảm cao. Trong nhiều nền tảng văn hóa phương Tây. Những người nhạy cảm hướng nội bị hiểu nhầm là người yếu đuối thiếu nghị lực. Thậm chí họ thường xuyên bị bắt nạt. Nhưng điều này không hoàn toàn là đúng.
Ở những nơi khác, họ lại thường được cho là người có tài.Vì tính nhạy cảm giúp họ có một khả năng rất tuyệt vời trong việc nhận thức và hiểu rõ người khác hơn. Nhìn chung thì một đặc điểm tính cách sẽ được nhìn nhận hoàn toàn khác nhau phụ thuộc vào nền văn hóa mà bạn đang sống. Cũng như những các yếu tố khác như giới tính, môi trường trong gia đình, trường học.
Học cách quản lý cảm xúc cũng là một cách có hiệu quả là điều mà bạn có thể làm được và chúng rất quan trọng, nhưng nếu bạn bẩm sinh là một người nhạy cảm thì buộc bạn phải chấp nhận rằng điều đó là tự nhiên và là một phần ở trong con người bạn. Bạn có thể phản ứng tốt hơn thông qua các bài tập luyện nhưng bạn sẽ không bao giờ trở thành một con người hoàn toàn khác và bạn cũng không nên làm như vậy. Chỉ cần bạn trở thành một phiên bản tốt nhất của bản thân mình là được rồi.
Tự đánh giá bản thân
Nếu bạn không chắc chắn rằng mình có bị nhạy cảm quá mức không. Bạn có thể thử bằng một số cách sau để tự đánh giá thông qua một bài test tại đây. Những câu hỏi trong bài test này đều có thể giúp bạn có suy nghĩ thấu đáo hơn về những cảm xúc và trải nghiệm của bản thân.
Cố gắng không nên phán xét chính mình khi trả lời những câu hỏi trên. Hãy trả lời chúng một cách tự tin và thành thật nhất. Một khi bạn đã biết được mức độ nhạy cảm của mình thì bạn có thể tập trung điều chỉnh chúng để có hiệu quả hơn.
Hãy nhớ rằng, đây không phải là vấn đề về việc bạn đang nghĩ bạn nên là ai.Hãy trả lời một cách thành thật liệu bạn là người nhạy cảm hướng nội hay hướng ngoai. Việc nạy cảm là tốt hay xấu sẽ còn tùy thuộc vào câu trả lời của bạn!
Khám phá cảm xúc của mình bằng cách viết nhật ký
Một cuốn “nhật ký cảm xúc” có thể giúp bạn hiểu biết tìm hiểu cảm xúc và những phản ứng của mình. Nó giúp bạn nhận ra điều gì để châm ngòi cho một phản ứng quá khích từ bạn cũng như giúp cho bạn học được cách phản ứng phù hợp hơn trong mọi hoàn cảnh.
Hãy thử ghi lại những gì mà bạn đang cảm thấy và suy ngược chúng lại để xem điều gì đã gây ra cho bạn có những cảm xúc ấy. Ví dụ như, bạn có đang cảm thấy lo âu không? Điều gì đã xảy ra trong ngày và đã châm ngòi cho sự lo âu của bạn? Bạn có thể nhận ra rằng ngay cả những điều nhỏ nhặt thôi cũng có thể gây ra những cảm xúc lớn trong bạn.
Mỗi lần ghi, bạn cũng có thể tự hỏi cho chính bản thân một số điều, chẳng hạn như là:
- Hiện tại mình đang cảm thấy như thế nào?
- Điều gì đã xảy ra và khiến cho mình có những phản ứng như này?
- Mình cần làm những gì khi mình cảm thấy như thế này?
- Mình đã cảm thấy như thế này trước đây chưa nhỉ?
Viết những điều đơn giản ‘ nhạy cảm” của chính mình
Bạn cũng có thể thử về việc giới hạn thời gian ghi: Viết một câu đơn giản như là “Mình cảm thấy thật tệ” hoặc “Mình đang rất bực bội”, sau đó hãy đặt đồng hồ đếm ngược trong vòng 2 phút và viết ra tất cả những gì trong cuộc sống có liên quan tới cảm xúc đó. Đừng dừng lại để sửa đổi hay suy nghĩ đánh giá những cảm xúc của bạn, chỉ mỗi việc ghi ra thôi.
Khi đã xong, bạn hãy nhìn lại những gì mà mình đã ghi. Bạn đã xác định được cho mình những khuôn mẫu, những điểm chung chưa? Những cảm xúc thật sự đằng sau những phản ứng của bạn? Ví dụ, lo âu thường được gây ra bởi nỗi sợ hãi, buồn bã , chúng thường đến từ sự mất mát lớn, bực bội thường là do cảm thấy bạn đang bị tấn công, v.v…
Suy ngẫm về những sự kiện đã xảy ra
Bạn cũng có thể thử suy nghĩ và tìm hiểu về một việc nhất định. Ví dụ như, có thể một ai đó trên xe buýt nhìn bạn có vẻ như đang đánh giá về vẻ ngoài của bạn. Điều này có thể khiến bạn tổn thương và bạn thậm chí có thể cảm thấy buồn bực vì điều đó.
Hãy nhớ rằng thực hành việc tự đồng cảm khi bạn ghi chú. Đừng bao giờ phán xét bản thân bởi những cảm xúc mà bạn đang có. Hãy nhớ rằng, bạn không thể điều khiển cảm xúc của mình ngay từ ban đầu. Nhưng bạn có thể điều khiển những phản ứng của bạn với những cảm xúc ấy. Sự nhạy cảm tốt hay xấu sẽ phụ thuộc vào việc bạn tiếp nhận vấn đề này ra sao. Hãy luôn nhớ! Đừng phán xét bản thân!

Nhảy cảm là tốt hay xấu? Để trả lời câu hỏi này. Bạn phải hiểu, bản thân bạn đang nhạy cảm như thế nào
Tránh “dán nhãn” bản thân
Nhạy cảm là tốt hay xấu? Sẽ thật không may khi những người nhạy cảm cao rất dễ bị xúc phạm và gán ghép biệt danh, như là “em bé khóc nhè” hoặc “người hay than thở”. Thậm chí những lời xúc phạm này thỉnh thoảng còn có thể trở thành những “nhãn hiệu” (label) dành riêng để miêu tả họ. Nếu bạn làm thế, có lẽ hiện tại bạn đã quá tập trung vào một đặc điểm của bản thân tới nỗi mà bạn định nghĩa luôn bản thân bạn hoàn toàn là người như vậy.
Từ bỏ những “dán nhãn” tiêu cực bằng cách khẳng định, định hình lại bản thân. Điều đó có nghĩa là gỡ bỏ những nhãn hiệu ấy và đánh giá lại bản thân một cách khách quan hơn.
Sự nhạy cảm đều có những yếu tố châm ngòi
Nhạy cảm là tốt hay xấu?
Người nhạy cảm hướng nội có thể biết hoặc có thể không biết một cách rõ ràng là thứ gì đã châm ngòi cho phản ứng quá nhạy cảm của mình. Não bộ của bạn có thể đã phát triển ở một dạng “phản ứng tự động” với sự kích thích nhất định, như những trải nghiệm tạo áp lực gây stress chẳng hạn.
Dần dần, dạng phản ứng này đã và đang trở thành một thói quen, cho tới khi bạn ngay lập tức phản ứng lại chúng theo một cách nhất định trước một sự việc mà bạn không phải nghĩ ngợi gì cả. Dù vậy, bạn có thể học cách để “huấn luyện” lại não bộ của mình và định hình lại thành một dạng phản ứng khác.
Lần tới khi bạn trải qua một dạng cảm xúc khiến bạn hoảng sợ, lo âu hay giận giữ. Xin hãy dừng lại ngay những gì mà bạn đang làm và chuyển sự chú ý của bản thân tới các giác quan của mình. Hãy để các giác quan trả lời cảm thấy như thế nào? Đừng bao giờ phán xét cảm nhận của bạn. Chỉ cần tập trung chú ý tới nó thôi.
Xem thử bạn có trở nên quá phụ thuộc vào một cách không lành mạnh.
Những mối quan hệ quá phụ thuộc sẽ xảy ra khi bạn đang cảm thấy rằng giá trị và hình ảnh của bản thân đang phụ thuộc vào các hành động và phản ứng của người khác. Bạn có thể cảm thấy mục đích sống của mình chính là hi sinh vì người bạn đời của bạn. Người nhạy cảm hướng nội có thể cảm thấy rất tệ hại nếu như người bạn đời của bạn không đồng thuận với những gì mà bạn làm hoặc bạn đang cảm thấy. Sự phụ thuộc này trở nên rất phổ biến trong những mối quan hệ yêu đương, nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở trong các mối quan hệ khác.
Việc phụ thuộc này hầu như có thể xử lý được. Cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của nhà tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, hoặc bạn cũng có thể tham gia vào những nhóm chương trình khác để hỗ trợ về vấn đề này.
Hãy thử chậm lại
Khám phá những cảm xúc của bạn, đặc biệt là những lúc quá nhạy cảm, là một công việc khá khó khăn. Đừng quá thúc ép, ràng buộc bản thân. Tâm lý học đã chứng minh rằng bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân chính là điều rất cần thiết để trưởng thành, nhưng cố gắng quá mức và quá nhanh dường như có thể dẫn tới thất bại.
Nhạy cảm là tốt hay xấu? Giới hạn của việc này rất mong manh.
Thử thiết lập ra một thời gian biểu để kiểm tra sự nhạy cảm của mình. Tự nhủ với bản thân rằng bạn sẽ tìm hiểu điều đó trong vòng 30 phút mỗi ngày. Sau đó hãy thả lỏng người và cho phép bản thân bạn được thư giãn.
Nếu bạn cảm thấy thật khó để giữ vững được tinh thần khi đối mặt với những cảm xúc của mình thì bạn hãy thử thiết lập ra một mục tiêu (dễ dàng để có thể đạt được) cho bản thân. Bắt đầu với thời gian khoảng 30 giây, nếu bạn muốn. Tất cả những gì bạn cần làm chính là đối mặt với sự nhạy cảm của bạn trong 30 giây. Bạn có thể làm điều đó được mà. Khi bạn đã hoàn thành nhiệm vụ, hãy đặt ra thêm 30 giây nữa. Bạn sẽ thấy rằng những mục tiêu nhỏ mà bạn đặt ra đã hoàn thành được sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại tinh thần ngay.

Người nhạy cảm đôi sẽ cứ mãi trong vòng luẩn quẩn nếu họ không hiểu được mình.
Cho phép bản thân trải nghiệm những cảm xúc riêng
Tránh việc quá nhạy cảm về mặt cảm xúc. Chúng không có nghĩa là bạn phải ngưng lại hoàn toàn không cảm thấy gì cả. Thực tế, cố gắng đàn áp, ràng buộc hay chạy trốn hoặc chối bỏ cảm xúc có thể dẫn đến sự gây hại. Thay vào đó, bạn nên đặt mục tiêu riêng của mình. Bạn nên công nhận những cảm xúc khó chịu đó như là giận dữ, tổn thương, sợ hãi, đau khổ. Những cảm xúc cần thiết để có được một tinh thần vô cùng mạnh khỏe. Hệt như lúc vui vẻ và hạnh phúc – mà không để chúng lấn át bạn. Hãy tìm kiếm ra sự cân bằng giữa những gì mà người nhạy cảm hướng nội có thể cảm nhận được.
Hãy thử cho phép bản thân ở một “vùng an toàn”. Để biểu lộ ra tất cả những gì mà bạn đang cảm nhận. Chẳng hạn như nếu bạn đang phải đối mặt với sự đau khổ đến từ một sự mất mát nào đó. Hãy để cho bản thân bạn một chút thời gian để “xả” hết tất cả ra mỗi ngày. Bạn có thể giới hạn thời gian để làm việc đó. Sau đấy hãy ghi nhật ký về những cảm xúc của bạn. Khóc và nói chuyện với bản thân mình về những cảm xúc đó – tất cả những gì bạn cảm thấy bạn cần làm.
Tóm lại
Bạn cũng sẽ có thể ngăn không cho bản thân dành ra cả ngày để khổ sở với sự nhạy cảm. Một điều rất là có hại. Biết rằng bản thân cần có một khoảng thời gian để “xả” bớt những cảm xúc khó chịu. Hãy thả trôi trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn rất nhiều. Điều này giúp bạn có thể tiếp tục làm những công việc hàng ngày.
Trên thực tế, chúng ta uôn nhạy cảm với nhiều vấn đề xung quanh. Sự nhảy cảm có thể giúp chúng ta thăng hoa hơn. Cũng có thể lmaf chúng ta cảm thấy bế tắt.
Hy vọng rằng, những chia sẻ về 8 cách tìm hiểu sự nhạy cảm của bản thân dưới đây sẽ giúp bạn khám phá được bản thân mình. Hiểu được những điều ẩn chứa đằng sâu tâm hồn “mong manh” của bạn.
Nếu bạn đang tìm kiếm những gói xét nghiệm Gen cơ bản hiểu rõ hơn về cơ thể của mình. Hãy đừng ngần ngại và đến ngay với Circle DNA. Chúng tôi chuyên cung cấp các gói dịch vụ xét nghiệm Gen. Giúp bạn hiểu và nắm được gen của mình. Điều này rất cần thiết cho cuộc sống trong tương lai.