
Khả Năng Ngôn Ngữ Cho Trẻ Và Dấu Hiệu Nhận Biết
Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp liên quan đến cách cá nhân giao tiếp và hiểu người khác. Vì vậy, việc đánh giá khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ bao gồm cả ngôn ngữ biểu đạt và ngôn ngữ tiếp thu. Ba mẹ nên phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Bằng cách kiểm tra những kỹ năng này khi khám sức khỏe định kỳ, sẽ đánh giá được sự phát triển tổng thể phù hợp với lứa tuổi của trẻ, phát hiện sớm những bất thường. Và sớm phát hiện bệnh mất khả năng ngôn ngữ ở trẻ.
Khả năng ngôn ngữ là gì?
Người có khả năng tư duy tốt ngôn ngữ
Người có khả năng ngôn ngữ đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng; Đó cũng là một trong những trí thông minh. Bao gồm nói và viết, ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ các hoạt động của nó. Những người có trí thông minh ngôn ngữ có thể hiểu và sử dụng ngôn ngữ tinh tế.

Khă năng ngôn ngữ tốt cũng là biểu hiện của sự thông minh
Những kỹ năng kèm theo của người thông minh ngôn ngữ
Đây là những người có khả năng trong các kỹ năng đọc, viết, kể chuyện và ghi nhớ từ ngữ cũng như ngày tháng nổi bật. Người có khả năng ngôn ngữ tiếp thu, lĩnh hội tốt bằng cách đọc, ghi chép lại và lắng nghe qua những bài giảng; việc học qua thảo luận và tranh luận cũng giúp họ năng cao vốn từ vựng.
Bên cạnh đó, những cá nhân này cũng rất giỏi trong việc giải thích hoặc thuyết phục mọi người. Người hiện sở hữu trí tuệ năng lực ngôn ngữ thường rất giỏi học ngoại ngữ. Vì đối với họ khả năng nhớ từ tương đối tốt. Họ dễ dàng hiểu và sử dụng các cấu trúc ngữ pháp khá tốt, ứng biến linh hoạt nhanh.
Bao gồm như những khả năng sau:
- Giao tiếp ngôn ngữ hình thể một cách linh hoạt.
- Ghi nhớ lời nói, hiểu ngôn ngữ một cách nhanh chóng.
- Đọc hiểu tốt về ngôn ngữ viết.
Nhận biết người có khả năng ngôn ngữ thông qua biểu hiện

Yêu thích đọc sách là 1 trong những biểu hiện của người có khả năng tư duy về ngôn ngữ tốt
- Những cá nhân sở hữu loại hình thông minh này thường sử dụng ngôn từ rất linh hoạt trong cả văn nói và văn viết.
- Khả năng tư duy và ghi nhớ sự kiện dữ liệu con số rất chính xác.
- Vốn từ vựng họ sử dụng phong phú.
- Đây cũng là người có khả năng trình bày cho người khác hiểu rất dễ.
- Trẻ con có trí thông minh ngôn ngữ vượt trội có thể học hiệu quả bằng việc thảo luận nhóm.
- Họ là những người rất thích đọc sách/ yêu sách.
- Nghe đài hoặc nghe băng nhiều hơn là xem ti vi hay xem phim.
- Có khả năng từ ngữ rất tốt trong các trò chơi như sắp xếp chữ, đảo chữ hay mật khẩu.
- Cuộc nói chuyện, trao đổi của họ thường liên quan đến những thông tin tham khảo được đọc hoặc nghe thấy.
Những ngành nghề phù hợp với người có khả năng ngôn ngữ tốt có thể kể đến như là Nhân viên văn phòng; Nhân viên kinh doanh; Hành chính nhân sự; Chăm sóc khách hàng; Luật sư; Nhà văn; Diễn giả; Nhà thơ hay thậm chí là Chính trị gia.
Trẻ mắc bệnh mất khả năng ngôn ngữ – Dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu nhận biết trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ
Một số những biểu hiện ở trẻ phổ biến sau đây; mà một đứa trẻ hoặc thanh niên cần phải được đánh giá kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp:
- Có âm thanh giọng nói bị trì hoãn hoặc bị rối loạn.
- Lời nói của trẻ khó hiểu; không hiểu được trẻ muốn diễn đạt gì.
- Trẻ gặp khó khăn khi phải nghe và làm theo sự hướng dẫn.
- Gặp khó khăn trong giao tiếp.
- Thể hiện kỹ năng xã hội kém hoặc không thể bộc lộ.
- Có kỹ năng xã hội chậm chạp.
- Không thực hiện được các yêu cầu trong lớp học.
- Gặp khó khăn khi giao tiếp bằng mắt.
- Cần phải cố gắng làm theo các cử chỉ.
Ngay tại thời điểm trẻ có những dấu hiệu nêu trên. Thì việc đánh giá khả năng giao tiếp của một đứa trẻ là một cách tốt để hiểu nhu cầu học tập của một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên và cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, đánh giá này có thể giúp hướng dẫn các can thiệp hoặc khuyến nghị thêm để hỗ trợ việc học ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên, đặc biệt là để giúp trẻ em nói nhanh.
Thời điểm vàng phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ
- Khi bé 12-18 tháng: Thời điểm này, cha mẹ nên nói với bé một cách rõ ràng, chậm rãi và sửa cách phát âm cho bé nếu bé nói chưa đúng. Mẹ hãy chú ý hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng và thật kiên nhẫn nhé! Hoạt động thường xuyên giao tiếp sẽ giúp phát triển khả năng ngôn ngữ cho bé ở giai đoạn này.
- Khi bé 18-24 tháng: Đọc truyện là một trong những hoạt động thú vị. Ba mẹ nên làm cùng bé mỗi ngày. Những câu chuyện thú vị qua giọng kể của ba mẹ sẽ giúp bé trau dồi thêm vốn ngôn ngữ của mình một cách rất hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện, chơi đùa ngoài trời với bé giúp bé kích hoạt khả năng ngôn ngữ.
- Khi bé 24-36 tháng hoặc lớn hơn: Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu có thể kể lại những câu chuyện thú vị cho mẹ nghe. Ba mẹ hãy khuyến khích bé kể thường xuyên. Nhằm để biết được vốn ngôn ngữ của con. Đồng thời, ba mẹ sẽ giúp bé sửa chữa những lỗi sai và trau dồi thêm vốn từ non nớt của bé.

Ba mẹ nên giao tiếp nhiều với bé để tăng vốn từ cho bé
Tạm kết
Nếu bé nhà bạn may mắn sở hữu loại hình thông minh về khả năng ngôn ngữ. Việc ba mẹ nên gần gũi và chia sẻ nhiều vốn từ hơn để giúp con để kích hoạt tối đa tiềm năng này. Nếu như bố mẹ phát hiện ở trẻ có dấu hiệu bệnh mất khả năng ngôn ngữ thì cũng đừng lo lắng quá nhé! Việc rèn luyện các hoạt động giao tiếp thường xuyên sẽ giúp bé nói chuyện rõ ràng, mạch lạc hơn.
Để biết xem các bé có khả năng ngôn ngữ hay không? Các bậc phụ huynh hãy đến với Circle DNA để tìm hiểu chi tiết hơn về những bài test. Cũng như tiến hành kiểm tra GEN của bé. Để tạo điều kiện thuận lợi nuôi dưỡng bé khôn lớn, từ đó giúp cho trẻ hoạt bát và lanh lợi, thông minh hơn ba mẹ nhé!