
Cao Huyết Áp Và Tiểu Đường, Máu Nhiễm Mỡ – 3 Kẻ Thù Của Sức Khoẻ
Ngày nay bệnh cao huyết áp và tiểu đường, cao huyết áp và máu nhiễm mỡ là một trong những cặp bệnh bệnh mãn tính. Có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người cao tuổi. Đặc biệt bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Vậy mối liên hệ của cao huyết áp và tiểu đường, cao huyết áp và máu nhiễm mỡ như thế nào? Tỉ lệ cao huyết áp ở Việt Nam ra sao? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Thông tin về bệnh cao huyết áp và tiểu đường, máu nhiễm mỡ là gì?
Bệnh cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính. Xảy ra khi khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch cao.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, khi chỉ số huyết áp đạt từ 140/90 mmHg trở lên. Thì người đó sẽ được chẩn đoán là bị huyết áp cao.
Chỉ số huyết áp tốt nhất cho cơ thể là thấp hơn 120/80 mmHg (120 là huyết áp tâm thu (tim co bóp đẩy máu đi nuôi cơ thể, 80 là huyết áp tâm trương (tim giãn)).
Bệnh cao huyết áp thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim như suy tim nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành tim hay tai biến mạch máu não.

Suy tim là một trong những biến chứng nguy hiểm ở người cao huyết áp.
Phân loại cao huyết áp
Có 3 loại cao huyết áp đó là:
- Cao huyết áp vô căn (hay cao huyết áp nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): Đây là loại bệnh không thể xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Chiếm đến 90% bệnh nhân tăng huyết áp.
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: nghĩa là chỉ khi tim co bóp thì lúc đó huyết áp tâm thu tăng. Còn ở trạng thái huyết áp tâm trương bình thường.
- Tăng huyết áp khi mang thai: nó bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật, có kèm theo những cảnh báo nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai
Tỉ lệ cao huyết áp ở Việt Nam
Theo kết quả cho thấy, tỉ lệ cao huyết áp ở Việt Nam chiếm tỉ lệ rất lớn. Cụ thể: có 23,2 triệu người Việt có huyết áp bình thường (chiếm 52,8%), có 20,8 triệu người Việt Nam (47,3%) bị tăng huyết áp.
Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 8,1 triệu người (39,1%) không được phát hiện; có 0,9 triệu người (7,2%) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 8,1% triệu người (69,0%) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được.
Tỉ lệ cao huyết áp ở Việt Nam cần được cảnh báo. Vì hệ luỵ kéo theo của cao huyết áp rất khôn lường.
Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường là bệnh gì?
Đái tháo đường hay tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Có đặc điểm là lượng glucose huyết tăng. Do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai.
Glucose tăng liên tục trong khoảng thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa như carbohydrate, protide, lipide. Và gây thương tổn cho nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Đặc biệt là ở tim và mạch máu, mắt, thần kinh, thận.
Có 3 loại đái tháo đường gồm có:
- Đái tháo đường type 1 (do tế bào beta tụy bị phá huỷ, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
- Đái tháo đường type 2 (do chức năng của tế bào beta tụy suy giảm, tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
- Đái tháo đường thai kỳ (được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).
Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ chính là tình trạng rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Khiến cho chỉ số số Cholesterol trong máu vượt quá mức bình thường.
Khi bạn bị máu nhiễm mỡ thường bạn sẽ khó phát hiện được. Bởi chúng không có biểu hiện triệu chứng. Cách duy nhất để phát hiện ra bệnh này đó là xét nghiệm máu và kiểm tra các sự thay đổi các thành phần mỡ có trong máu.

Bảng theo dõi chỉ số các loại mỡ trong máu.
Nếu như kết quả xét nghiệm máu của bạn có các chỉ số về cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, triglyceride cao chứng tỏ bạn có biểu hiện của máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, nếu chỉ số HDL cholesterol cao thì đó là dấu hiệu tốt vì đây là chất béo tốt.
Mối liên hệ giữa cao huyết áp và tiểu đường như thế nào?
Tại sao tiểu đường gây tăng huyết áp và ngược lại?
- Tổ chức Blood Pressure UK của Anh quốc ước tính 25% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 80% số người tiểu đường tuýp 2 được chẩn đoán bị cao huyết áp.
- Một nghiên cứu khác từ American Diabetes Association (Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ) chỉ ra rằng khoảng 60% người bị tiểu đường sẽ mắc tăng huyết áp, hoặc phải dùng thuốc để ổn định huyết áp.
- Các chỉ số trên chứng minh rằng cao huyết áp và tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Người cao huyết áp sẽ làm cho bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn và dễ gây ra tình trạng biến chứng tiểu đường. Ngược lại, tiểu đường sẽ khiến huyết áp tăng nhanh hơn khiến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ do tim mạch tăng gấp 2 – 3 lần so với người bị cao huyết áp và không mắc tiểu đường.
- Người bệnh tiểu đường có lượng đường huyết tăng cao sẽ làm giảm dưỡng chất Nitric oxide (NO) trong động mạch, khiến mạch máu bị tổn thương và thu hẹp lại. Lâu dài, tiểu đường sẽ gây xơ vữa động mạch dẫn tới bệnh cao huyết áp.

Cao huyết áp và tiểu đường có mối quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ.
Mối liên hệ giữa cao huyết áp và máu nhiễm mỡ như thế nào?
Cao huyết áp và máu nhiễm mỡ thường đồng hành cùng nhau. Tạo nên một vòng tuần hoàn bệnh lý rất nguy hiểm. Đe dọa đến sức khỏe tính mạng của con người.
Nếu tình trạng máu nhiễm mỡ cao thì lượng cholesterol dư thừa sẽ bám vào bên trong thành mạch. Làm xơ vữa động mạch. Chính vì vậy nó làm mạch máu bị thu hẹp lại. Thành mạch trở nên xơ cứng, kém đàn hồi. Do đó cà cản trở lưu thông máu đến các bộ phận và cơ quan trong cơ thể.
Để máu được cung cấp đầy đủ đến các cơ quan, tim phải hoạt động mạnh hơn. Tăng cường sức co bóp hơn nhằm thắng được lực cản là những các mảng bám bên trong thành mạch. Và tất cả những lý do đó đã dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

Cao huyết áp và máu nhiễm mỡ thường đồng hành cùng nhau. Tạo nên một vòng tuần hoàn bệnh lý rất nguy hiểm. Đe dọa đến sức khỏe tính mạng của con người.
Ngược lại khi bị huyết áp cao áp lực máu tăng cao thường xuyên trong thành mạch. Dẫn đến tình trạng gây giãn mạch. Cấu tạo động mạch vốn không sinh ra để chịu áp lực mạnh như thế. Chính vì vậy, qua dòng thời gian huyết áp cao sẽ gây thương tổn đến các động mạch và mạch máu khác. Và những vị trí tổn thương này sẽ là nơi để các cholesterol dư thừa trong máu bạn bám vào. Sự tích tụ này sẽ làm cho xơ vữa thành động mạch và làm động mạch hẹp hơn. Khiến huyết áp tăng cao hơn. Vì vậy, ở người bệnh vừa bị cao huyết áp vừa bị mỡ máu. Thì quá trình xơ vữa động mạch sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn. Đồng thời chúng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể. Cũng như là gây ra những vấn đề ở các cơ quan khác.
Làm sao để chúng ta có thể ngăn ngừa được bệnh cao huyết áp tiểu đường hay máu nhiễm mỡ?
Giải mã gen CircleDNA sẽ đánh giá được khả năng mắc bệnh mãn tính. Dựa trên gen của bạn. Để từ đó bạn sẽ có định hướng thay đổi chế độ ăn dinh dưỡng. Cũng như lối sống ngay từ bây giờ. Nhằm ngăn chặn tình trạng này không diễn biến và trở nên nghiêm trọng khi bạn lớn tuổi.

Cùng CircleDNA thay đổi lối sống ngay hôm nay vì sức khoẻ ngày mai.
Vì một cuộc sống khỏe mạnh hạnh phúc. Hãy thay đổi ngay hôm nay nhé!
Liên hệ ngay với chúng tôi để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Về các kết quả giải mã gen. Cũng như là hướng dẫn lấy mẫu nhanh nhất.
CircleDNA – Đồng hành cùng sức khỏe của bạn.