
Bầu Không Ngủ Được Phải Làm Sao?
Tình trạng mẹ bầu đặc biệt là trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên khó ngủ hoặc thậm chí là không ngủ được khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy, mẹ bầu không ngủ được thì phải làm sao? Bà bầu không ngủ được có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Bà bầu không ngủ được nên ăn gì và sinh hoạt như thế nào để tốt cho cả mẹ và bé? Cùng giải đáp tất cả thắc mắc thông qua bài viết hôm nay nhé!
Mẹ bầu không ngủ được phải làm sao? Dấu hiệu chứng tỏ tình trạng mất ngủ kéo dài khi có bầu
Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến thể hiện chứng không ngủ được ở mẹ bầu, đó là:
- Luôn có cảm giác không ngủ đủ dù đã nghỉ ngơi từ sớm
- Thường có cảm giác lo lắng về giấc ngủ tăng lên
- Hay giật mình thức giấc giữa đêm
- Khó khăn trong việc ngủ trở lại khi thức dậy giữa đêm
- Luôn buồn ngủ, uể oải và mệt mỏi vào ban ngày
- Thường thức dậy sớm
- Khó tập trung và làm việc hiệu quả
- Bị trầm cảm và thường xuyên khó chịu, bực dọc

Mẹ bầu thường xuyên có cảm giác không ngủ đủ dù đã nghỉ ngơi từ sớm. Đây là dấu hiệu của chứng thiếu ngủ/mất ngủ ở phụ nữ có thai.
Vậy nguyên nhân nào đã khiến mẹ bầu không ngủ được và làm sao để thoát khỏi tình trạng này, cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
Nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bầu không ngủ được khi mang thai
Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên (bầu 3 tháng đầu), nồng độ hormone thường tăng cao trong cơ thể mẹ bầu. Chính điều này đã khiến mẹ bầu buồn ngủ hay thậm chí là ngủ gật trong ngày. Thế nhưng, ngược lại sẽ khiến mẹ bầu khó chợp mắt vào ban đêm.
Những nguyên nhân phổ biến dưới đây thường sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến mẹ bầu không ngủ được. Đó là:
- Đói
- Ợ nóng
- Cáu gắt
- Đau lưng
- Nôn mửa
- Khó chịu về sự thay đổi thể chất
- Hội chứng chân không yên
- Trầm cảm khi có thai
- Đi vệ sinh thường xuyên khi có bầu
- Mệt mỏi khi kích thước bụng tăng lên
Ngoài ra, khó thở cũng là một trong những tình trạng dễ gặp khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc hít thở. Từ đấy dẫn đến hiện tượng ngày ngủ hoặc nguy hiểm hơn là ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này khá phổ biến ở giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Khi bụng bầu càng lớn thì mẹ bầu càng mệt mỏi.
Bà bầu không ngủ được có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Giấc ngủ rất quan trọng và là một phần không thể thiếu đối với tất cả mọi người. Việc mất ngủ hay ngủ không sâu giấc kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Như vậy, việc mất ngủ lâu ngày sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và có nguy cơ tiềm tàng cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu chỉ là tình trạng mất ngủ trong 1 thời gian ngắn. Thì mẹ bầu không cần phải lo lắng quá mức nhé. Vì đây là những dấu hiệu thường gặp ở mẹ bầu mà thôi.
Hãy chú ý chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và em bé. Bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn và sinh hoạt khoa học hơn.
Dưới đây là một số nguy cơ tiềm tàng cho cả mẹ và bé khi tình trạng mất ngủ kéo dài:
- Chất lượng cuộc sống giảm sút do mẹ bầu thường buồn ngủ vào ban ngày, hay mệt mỏi và thiếu tập trung
- Mất ngủ có thể dẫn đến trình trạng mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ – yếu tố gây nên tiền sản giật, sinh non và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi
- Tình trạng ngưng thở khi ngủ sẽ khiến mẹ bầu gặp biến chứng cao huyết áp
- Tăng sự đau trong lúc chuyển dạ cũng như tăng thời gian chuyển dạ cả nguy cơ sinh mổ
- Sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng như trầm cảm trước sinh và sau sinh
Như vậy, mẹ bầu không ngủ được phải làm sao? Chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý? Đừng chần chừ mà hãy xem tiếp nội dung bên dưới nhé!
Mẹ bầu không ngủ được phải làm sao? Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn
Để cải thiện tình trạng khó ngủ hay mất ngủ ở phụ nữ mang thai. Bà bầu nên thay đổi chế độ ăn uống cùng với các thói quen sinh hoạt khoa học hơn. Nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để đảm bảo một giấc ngủ ngon và cả sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Mẹ bầu không ngủ được phải làm sao? Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bà bầu không ngủ được nên ăn gì? Hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây các loại để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cả mẹ và bé nhé!
- Mẹ bầu không nên ăn no trước khi đi ngủ. Nhằm để dạ dày chuyển hóa hết thức ăn của bữa tối.
- Không ăn tối trước khi đi ngủ và sau 8 giờ tối.
- Cung cấp đầy đủ vitamin B cho cơ thể. Cụ thể có trong cá hồi, cá mòi, rau cải mâm xôi, bông cải xanh, ớt chuông đỏ
- Nấu những món ăn bổ dưỡng. Giúp an thần để mẹ bầu ngủ dễ hơn như: Canh gà hầm củ sen, thịt bò xào bông thiên lý, cháo trứng gà hạt kê, canh vịt trắng nấu bí xanh và phục thần, cháo long nhãn hạt dẻ, …
- Hãy chia thành nhiều bữa ăn trong một ngày. Ăn chậm, nhai kỹ để dạ dày có thể tiêu hóa dễ dàng. Và tiêu hoá hết thức ăn tránh tình trạng bị đầy bụng và ảnh hưởng tới giấc ngủ.
- Hạn chế ăn đồ ngọt vì có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê,… vì sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Mẹ bầu không ngủ được phải làm sao? Thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn

Mẹ bầu không ngủ được phải làm sao? Tập yoga là một trong những cách giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
- Nằm ngủ nghiêng sang bên trái sẽ làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chân. Giúp giảm phù nề và tăng lượng máu lên tim, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
- Xây dựng thói quen đi ngủ sớm, đúng giờ, đủ 8 tiếng mỗi ngày và thức dậy sớm.
- Vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay tập yoga. Để thư giãn cơ thể và thoải mái tinh thần hơn.
- Massage nhẹ nhàng và ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
- Đi vệ sinh trước khi ngủ
- Luôn duy trì trạng thái thư giãn, thoải mái, không lo lắng, xúc động mạnh hay tức giận, cáu gắt.
- Tạo ra một không gian ngủ yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếng ồn và ánh sáng vì đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà CircleDNA tổng hợp giúp trả lời câu hỏi:
Mẹ bầu không ngủ được phải làm sao?
Bầu không ngủ được có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu không ngủ được nên ăn gì?
Có bầu nhưng không ngủ được thì phải làm sao?
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Giải mã GEN CircleDNA sẽ giúp mẹ bầu biết được chế độ ăn uống, dinh dưỡng, luyện tập tối ưu cũng như là ngủ như thế nào để phù hợp với GEN. Không những vậy, mẹ bầu còn biết được nguy cơ mắc bệnh mạn tính, bệnh di truyền hay ung thư thông qua GEN. Để từ đó hiểu cơ thể và điều chỉnh lối sống phù hợp hay định hướng điều trị (nếu có nguy cơ). Liên hệ ngay CircleDNA để được tư vấn bạn nhé!