Hé Lộ Sự Thật Đằng Sau Việc Làm Xét Nghiệm Gen Tiền Hôn Nhân
Xét nghiệm gen tiền hôn nhân là cụm từ nghe khá quen thuộc trong những năm gần đây khi công tác tuyên truyền kiến thức về sức khỏe sinh sản được lan truyền rộng rãi và trình độ của người dân cũng được nâng cao hơn nhiều.
Vậy xét nghiệm gen tiền hôn nhân có thật sự quan trọng?
Và sự thật đằng sau việc làm xét nghiệm gen tiền hôn nhân là gì?
Mời mọi người cùng CircleDNA theo dõi bài viết sau nhé!
Xét nghiệm gen tiền hôn nhân có thật sự quan trọng?
Khi 1 cặp đôi đã yêu thương nhau đủ đầy và muốn tiến tới hôn nhân họ thường sẽ có những bước chuẩn bị về tâm lí, sức khỏe lẫn tài chính để tự tin bước vào cuộc sống hôn nhân.
Xét nghiệm gen tiền hôn nhân là bước đệm rất cần thiết và quan trọng nhằm giúp các cặp đôi:
- Đánh giá được toàn diện tình trạng sức khỏe cả nam và nữ.
- Sàng lọc, phát hiện và đánh giá tỉ lệ mắc bệnh di truyền (ở mức độ DNA, nhiễm sắc thể) ở đời con từ đó cặp đôi sẽ được các Bác sĩ tư vấn, đưa ra những lời khuyên phù hợp.
Vì biết rằng, để cuộc hôn nhân được trọn vẹn thì việc sinh ra những đứa con khỏe mạnh, kháu khỉnh là ước muốn chính đáng của mỗi cặp đôi.
Vậy sự thật đằng sau việc làm xét nghiệm gen tiền hôn nhân chính là SINH RA ĐƯỢC NHỮNG ĐỨA TRẺ KHỎE MẠNH.
Bạn có biết tỉ lệ trẻ mắc dị tật bẩm sinh là bao nhiêu?
Hàng năm, tại Việt Nam có khoảng 1.4 triệu trẻ em chào đời. Tuy nhiên, trong đó có khoảng 1.5 – 2% số trẻ mắc dị tật bẩm sinh.
Những đứa trẻ không may mắn sinh ra bị dị tật không chỉ là sự thiệt thòi và nỗi đau cho trẻ, mà còn là gánh nặng cho cả gia đình và toàn xã hội.
Chính vì thế, việc tham gia xét nghiệm gen tiền hôn nhân là một bước không thể thiếu khi cặp đôi quyết định về chung một nhà.
Nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ. Tuy nhiên, có thể kể đến các nguyên nhân chủ yếu sau:
Bố mẹ mắc bệnh di truyền hoặc tiền sử sinh con bị dị tật
Khi bố hoặc mẹ/cả hai mắc bệnh di truyền hoặc khỏe mạnh nhưng trong gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh … thì khả năng cao những bệnh di truyền sẽ gặp ở thai nhi.
Cũng tùy vào những đột biến di truyền của bố mẹ mà xác suất thai nhi có thể mắc phải. Xét nghiệm gen tiền hôn nhân giúp cặp đôi xác định được tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở đời con để từ đó có hướng can thiệp phù hợp.
Thai phụ bỏ qua sàng lọc dị tật trước sinh
Nhiều thai phụ cảm thấy sức khỏe mình tốt và chủ quan không làm xét nghiệm gen tiền hôn nhân, không sàng lọc dị tật trước sinh và đã để lại hậu quả đáng tiếc.
Việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng, không chỉ giúp phát hiện các bệnh lí, dị tật bẩm sinh cho thai nhi mà còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi, đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh.
Thai phụ lớn tuổi (ngoài 35 tuổi)
Khoa học chứng mình rằng, phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi và Nam từ 50 tuổi trở lên, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi.
Đối với Nam, từ 50 tuổi trở lên tinh trùng dễ bị lỗi (yếu, dị dạng,…) (mặc dù vẫn còn khả năng sản sinh tinh trùng) dẫn đến những bất thường trong gen và gây nên bệnh di truyền ở thai nhi.
Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai
Nếu thai phụ nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ rất dễ khiến trẻ dễ mắc các dị tật, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh.
Hơn nữa, nếu thai phụ bị đái tháo đường, Lupus ban đỏ có hệ thống trong suốt thời gian mang thai sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh.
Thai phụ tiếp xúc với chất độc hại, chất phóng xạ khi mang thai
Việc thai phụ tiếp xúc với các loại thuốc và hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, thuốc lá hay chất phóng xạ…) trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng và mắc dị tật bẩm sinh.
Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai mà vô tình chụp X – quang, tia X được xác định có thể gây dị tật thai nhi nghiêm trọng.
Tự ý mua và uống thuốc khi mang thai
Mọi người thường có thói quen, khi ốm thường tự ra các hiệu thuốc mua và uống để nhanh khỏi bệnh.
Nhưng với thai phụ thì tuyệt đối không được làm như vậy nhé!
Khi thai phụ có những dấu hiệu bị ho, viêm họng, cảm cúm, đặc biệt là sốt thì nên đi đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị và uống thuốc an toàn.
Uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể tác động rất xấu đến sự phát triển của thai nhi. Từ đó gây ra những hậu quá đáng tiếc.
Làm thế nào để sinh ra được những đứa trẻ khỏe mạnh
Để sinh ra đứa trẻ khỏe mạnh, các cặp đôi cần chuẩn bị một kế hoạch hợp lí.
Dưới đây là một kế hoạch mang thái phù hợp các cặp đôi cùng tham khảo nhé!
- Làm xét nghiệm gen tiền hôn nhân ở cả Nam và Nữ
- Khi mang thai, người mẹ nên có chế độ ăn đa dạng, đủ chất và lành mạnh. Nên bổ sung nhiều rau, củ và trái cây tươi.
- Bổ sung thêm sắt và các loại vitamin như axit folic. Axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và tủy sống của bào thai.
- Tham gia sàng lọc di tật bẩm sinh trước khi sinh
- Thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh hơn như tập thể dục, yoga, không hút thuốc hay sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Tránh thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi. Đặc biệt, người mẹ nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi mang thai.
- Nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và yêu thương từ người chồng sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình và đứa trẻ trong bào thai sẽ cảm nhận được tình yêu thương đó và lớn lên khỏe mạnh, thông minh.
Chúc cho các cặp đôi sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và trọn vẹn với những đứa trẻ khỏe mạnh và thông minh nhé!