
Cách luyện trí nhớ để có kỹ năng ghi nhớ đỉnh cao
Việc luyện cho trí não phát triển để có kỹ năng ghi nhớ tốt là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vì ngày nay với công nghệ phát triển như vũ bão. Con người ngày càng ỷ lại vào máy móc nên hiện tượng suy giảm trí nhớ rất dễ xảy ra.
Theo đó, có một căn bệnh tác động đến trí nhớ, được gọi chung là bệnh Alzheimer’s. Alzheimer’s là một bệnh lý về não. Đây là một dạng bệnh lý làm suy giảm kỹ năng ghi nhớ thường thấy ở những người trên 65 tuổi. Nhưng hiện nay bệnh đã phổ biến hơn ở độ tuổi 40-50. Vậy làm sao để tăng cường kỹ năng ghi nhớ? Làm sao để có được kỹ năng ghi nhớ nhanh đồng thời rèn luyện trí não tốt? Mời bạn cùng CircleDNA tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn mau quên và cách thức để rèn luyện trí não nhé:
Tại sao bạn hay quên?
Chứng hay quên là bệnh không của riêng ai. Có khi nào bạn gặp một ai đó quen quen nhưng dù có nghĩ mãi cũng không nhớ ra được tên của người đó? Hay có khi bạn nghe một câu nói từ một ai đó và nhớ là mình đã nghe thấy ở đâu rồi. Tuy nhiên lại chẳng nhớ ra là mình nghe ở đâu và khi nào? Vậy lý do gì gây nên việc hay quên như thế?
Thực ra không phải là bạn hay quên mà là thông tin mà bạn tiếp nhận chưa đủ ấn tượng để não bộ ghi nhớ. Cụ thể là do thông tin không được lặp lại nhiều lần với tần số đủ lớn. Hay là thông tin chưa chứa đựng cảm xúc mạnh mẽ. Hoặc cũng có khi bạn chưa nhớ rõ thông tin là vì điều đó không quan trọng đối với bạn.
Để luyện kỹ năng ghi nhớ nhanh, bạn cần tập trung 100% trí não. Đồng thời, hiểu rõ quá trình lưu trữ thông tin của bộ não. Cũng như cùng lúc đó, áp dụng những cách thức sau đây thì mới có thể ghi nhớ tốt hơn được.
Chính vì vậy, để có kỹ năng ghi nhớ nhanh cần phải có điều kiện cần và đủ. Để não bộ có thể ghi lại trong tiềm thức, giúp bạn khó có thể quên được thông tin đó.
Luyện tập kỹ năng ghi nhớ nhanh qua 4 bước
Bước 1: Luôn tập trung ở mức cao
Tập trung là yếu tố cực kì quan trọng giúp bạn luyện kỹ năng ghi nhớ nhanh. Đồng thời, giúp cho bạn khắc sâu thông tin vào não bộ và khó quên hơn. Vấn đề ở đây là bạn cần có những điều kiện sau đây:
- Sự quan trọng: Nếu thông tin mà bạn cần ghi nhớ có tầm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến bạn thì chắc chắn rằng bạn sẽ nhớ rất lâu.
- Cảm xúc mạnh: Nếu thông tin (con người, sự việc, kiến thức….) tạo ra cảm xúc mạnh ở bạn. Thông tin đó khiến bạn vui sướng, phấn khởi, đau khổ, bất ngờ….thì bạn sẽ không thể quên được thông tin đó.
- Tần số lặp lại: Khi thông tin lặp đi lặp lại với tần số đủ lớn sẽ giúp bạn tăng cường kỹ năng ghi nhớ. Theo nghiên cứu khoa học, dù kiến thức có khó cỡ nào, nhưng nếu được lặp lại với tần số thật nhiều. Sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ thông tin đó hơn.
Bước 2: Luyện kỹ năng ghi nhớ nhanh
Niềm tin
Niềm tin là việc rất quan trọng giúp bạn luyện kỹ năng ghi nhớ nhanh. Việc tạo niềm tin cũng chính là đang tạo cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu đậm với thông tin đó lên não bộ của mình.
Nếu bạn chưa có niềm tin, hoặc niềm tin chưa đủ, hãy học cách tạo niềm tin ngay bây giờ. Bạn có thể tăng cường và củng cố niềm tin của bạn bằng cách tự nói với mình rằng “Kỹ năng ghi nhớ của tôi là tuyệt vời”. Có một sự thực rằng, có nhiều vấn đề dù đúng hay sai, nhưng khi được nhắc đến với tần suất đủ lớn sẽ biến thành hiện thực.

Việc tạo niềm tin cũng chính là đang tạo cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu đậm với thông tin đó lên não bộ của mình.
Phương pháp
Phương pháp hay cách thức quan trọng nhất, chính là sự tập trung. Hãy tập trung 100% để luyện kỹ năng ghi nhớ của bạn. Tuyệt đối đừng để những yếu tố bên ngoài gây xao nhãng như điện thoại, tivi, các loại máy móc…
Hành động
Đây cũng chính là bước quan trọng nhất. Hai cách trên chỉ là khởi đầu, chiếm 10%, trong khi hành động quyết định 90% thành công của bạn. Nếu bạn không hành động, thì chẳng có kết quả tốt đẹp nào xảy đến với bạn cả. Vì vậy, ngay khi đọc xong bài viết này, bạn hãy kiên trì thực hiện theo để sớm đạt được kết quả như ý nhé.

Hành động quyết định 90% thành công của bạn
Bước 3: Hiểu rõ quá trình lưu trữ thông tin
Não bộ bao gồm 2 phần là ý thức và tiềm thức. Ý thức là có giới hạn còn tiềm thức là vô hạn. Thông tin bên ngoài khi được tiếp nhận sẽ được lưu trữ ở ý thức. Nghĩa là lúc này thông tin chỉ đang tồn tại ở trạng thái trí nhớ ngắn hạn.
Để làm cho thông tin chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Thì tần số lặp lại thông tin cần diễn ra thường xuyên. Nghĩa là lượng thông tin này cần trải qua một quá trình được lặp lại nhiều lần. Nhằm khắc sâu vào tiềm thức. Khi đó, lượng thông tin này sẽ được chuyển đổi sang trí nhớ dài hạn, và giúp bạn ghi nhớ lâu hơn. Cuối cùng là bạn cần nhớ lại, sau đó diễn đạt thông tin đó bằng lời nhiều lần, sau đó ghi nhớ thông tin. Đây chính là toàn bộ quá trình lưu trữ thông tin trong não của bạn.
Bước 4: Công thức tăng cường kỹ năng ghi nhớ qua 6 bước
Bước 1: Chuẩn bị
Thứ bạn cần chuẩn bị chính là niềm tin. Niềm tin là yếu tố khởi đầu, giúp bạn xác định mục tiêu của mình.
Hãy tập cách buông bỏ stess bằng cách hít thở sâu. Hít thở giúp tăng cường lượng khí oxi lên não và đồng thời đầu óc của bạn minh mẫn hơn.
Bước 2: Tập trung
Phương pháp tạo ra sự tập trung là nhìn tổng quát lượng thông tin của bạn, sau đó tổng hợp lại. Một trong các cách tổng hợp thông tin cực kì hiệu quả là sử dụng sơ đồ Mindmap. Các cuộc nghiên cứu đã chứng minh là hình vẽ có tác động sâu sắc đến tâm trí hơn là chữ viết rất nhiều.

Phương pháp tạo ra sự tập trung là nhìn tổng quát lượng thông tin của bạn, sau đó tổng hợp lại
Bước 3: Liên kết
Liên kết nghĩa là đem những thông tin bạn đã biết liên kết với những thông tin bạn chưa biết. Bạn có thể khai thác tối đa điều này bằng trí tưởng tượng của mình. Bạn có thể học kỹ năng ghi nhớ bằng cách bịa ra một câu chuyện gì đó. Câu chuyện và hình ảnh đính kèm sẽ tạo ra cảm xúc đặc biệt cho bạn. Từ đó giúp não bộ phát triển, giúp bạn tăng cường kỹ năng ghi nhớ dễ dàng hơn.

Liên kết nghĩa là đem những thông tin bạn đã biết liên kết với những thông tin bạn chưa biết.
Bước 4: Xem kỹ, nhớ lại và thư giãn
Xem kỹ, nhớ lại và thư giãn chính là quá trình lặp đi lặp lại hàng ngày. Ví dụ khi bạn nghĩ về một thông tin thì bạn có thể xem kỹ sơ đồ tư duy, sau đó nhớ lại. Cuối cùng là học cách thư giãn để lượng thông tin đó đi vào tiềm thức của bạn. Giúp bạn nhớ được lâu hơn.
Bước 5: Hành động
Muốn có kết quả như ý, hãy hành động theo con tim mình mách bảo. Nếu bạn không hành động, sẽ không có kết quả tốt đẹp nào xảy ra cả!
Bước 6: Yếu tố
Cuối cùng, đừng để những yếu tố tiêu cực bên ngoài tác động đến bạn. Những yếu tố đó ví dụ như “càng già trí nhớ càng kém” hay “trí nhớ có giới hạn, chẳng ai nhớ được lâu”. Chỉ cần bạn luyện tập thường xuyên theo cách trên thì bất cứ điều gì bạn cũng có thể nhớ được.
Trên đây là những thông tin về kỹ năng ghi nhớ nhanh và hiệu quả. CircleDNA hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn ghi nhớ được tốt hơn.