
Lời Khuyên Từ Bác Sĩ: Người Mắc Cao Huyết Áp Không Nên Ăn Gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, cứ ba người trưởng thành sẽ có một người mắc phải bệnh tăng huyết áp. Khi lên thực đơn cho người cao huyết áp, bạn cần biết người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì để hạn chế sử dụng hoặc loại nó ra khỏi chế độ ăn uống.
Cao huyết áp là bệnh gì?
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim) và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.
- Huyết áp tối ưu: Dưới 120/80 mmHg;
- Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở lên;
- Huyết áp bình thường cao: Từ 130/85 mmHg trở lên;
- Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên;
- Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên;
- Tăng huyết áp độ 3: Từ 180/110 mmHg trở lên;
- Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
- Tiền tăng huyết áp khi:
Huyết áp tâm thu > 120 – 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg.
cao huyết áp không nên ăn gì
Muối
Muối (natri) đứng đầu danh sách thực phẩm khi được hỏi người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì, bởi tác động tiêu cực của nó đến bệnh tăng huyết áp cũng như bệnh tim. Những người bị tăng huyết áp chỉ nên dùng tối đa 1.500mg muối mỗi ngày.
Một số thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều muối bao gồm:
- Thịt nguội
- Bánh pizza đông lạnh
- Nước ép rau củ
- Súp đóng hộp
- Sản phẩm cà chua đóng hộp hoặc đóng chai
Đường
Khá nhiều người bất ngờ khi biết đường cũng nằm trong danh sách người bệnh cao huyết áp không nên ăn.
Bạn có thể đã biết rằng lượng đường quá mức có liên quan đến béo phì. Tuy nhiên, bạn có biết rằng nạp lượng lớn đường cũng góp phần tăng huyết áp?
Đường là một trong các yếu tố chủ chốt làm tăng tình trạng béo phì ở mọi lứa tuổi. Huyết áp cao phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì. Hiện tại, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên hạn chế lượng đường bổ sung ở mức sáu muỗng cà phê (24g) mỗi ngày. Với đàn ông, chín muỗng cà phê (36g) là đủ cho một ngày.
Thịt nguội
Thịt nguội được chế biến sẵn là nguồn cung cấp natri dồi dào. Những loại thịt này thường được xử lý, ướp gia vị và bảo quản bằng muối. Một khẩu phần khoảng 60g của một số loại thịt nguội này có thể chứa từ 500mg natri trở lên. Ăn bánh mì, phô mai, gia vị và dưa chua, bữa trưa đơn giản của bạn có thể nhanh chóng trở thành một “cái bẫy” muối ngon lành.
Dưa muối
Bất kỳ thực phẩm nào được bảo quản cũng cần đến muối. Điều này là do muối có khả năng ngăn chặn sự phân rã của thực phẩm.
Rau củ càng để lâu trong hộp và bảo quản bằng chất lỏng, chúng càng thu được nhiều muối. Một miếng dưa muối có thể chứa tới 390mg natri.
Súp đóng hộp
Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì? Thật bất ngờ khi súp đóng hộp cũng được các chuyên gia xếp vào mục không nên ăn. Súp đóng hộp rất nhiều natri. Nước dùng đóng hộp và đóng gói cũng có thể tổn hại đến huyết áp. Một số món súp có thể có gần 900mg muối chỉ trong một khẩu phần.
Da gà và thực phẩm đóng gói
Những người bị huyết áp cao nên giảm chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Các sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm:
- Da gà
- Sữa đầy đủ chất béo
- Thịt đỏ
- Bơ
Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL). Mức LDL cao có thể khiến tình trạng tăng huyết áp trở nên tồi tệ hơn, cuối cùng sẽ dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch vành.
Thức uống chứa cồn
Một lượng nhỏ rượu vừa phải có thể có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng uống quá nhiều rượu sẽ gây phản tác dụng. Bên cạnh việc tăng huyết áp, uống rượu quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, ngay cả đối với những người chỉ thỉnh thoảng uống.
Mặt khác, rượu cũng có thể ngăn ngừa bất kỳ loại thuốc điều trị tăng huyết áp nào làm việc hiệu quả. Ngoài ra, rượu với hàm lượng calo cao phải được chuyển hóa ở gan và có thể dẫn đến tăng cân.
Bánh pizza đông lạnh
Tất cả các loại pizza đều là một sự lựa chọn tồi cho những người đang theo dõi nồng độ natri trong cơ thể. Sự kết hợp giữa phô mai, thịt ướp muối, sốt cà chua và lớp vỏ làm tăng thêm rất nhiều muối. Đặc biệt, pizza đông lạnh lại càng nguy hiểm với những người bị tăng huyết áp.
Để duy trì hương vị trong pizza khi nó được nấu chín, các nhà sản xuất thường thêm rất nhiều muối. Một khẩu phần phô mai đông lạnh hoặc pizza thịt và phô mai có thể chứa hơn 700mg natri, đôi khi nhiều hơn. Lớp vỏ càng dày tương đương với việc bạn càng có nhiều lớp phủ phô mai, hàm lượng natri theo đó cũng càng tăng.
Trên