
Chỉ Số Thông Minh Là Gì? Các Chỉ Số Thông Minh Bạn Cần Biết!
Mọi người thường cho rằng, ai có chỉ số thông minh cao thì người đó sẽ thông minh và thành công.
Điều đó liệu có chính xác? Và chỉ số thông minh là gì? Có các loại chỉ số thông minh nào cần rèn luyện để phát triển toàn diện?
Hãy cùng CircleDNA tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết hôm nay nhé!
Chỉ số thông minh là gì?
Chỉ số thông minh là IQ, viết tắt của cụm từ “lntelligent Quotient” trong tiếng anh,
Đây là khái niệm được khởi xướng bởi nhà khoa học Francis Galtonm người Anh.
Sau đó, J.Cattell (học trò của F.Galtonm) và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển nên những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ.
Chỉ số thông minh được hiểu là chỉ số thể hiện mức độ nhạy bén và linh hoạt của bản thân; thể hiện khả năng hiện thực hóa những suy nghĩ trừu tượng và điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường.
Người có chỉ số thông minh cao sẽ có khả năng thao tác, phân tích và xử lý thông tin ở mức độ chuyên sâu với tốc độ nhanh hơn người bình thường.
Công thức tính chỉ số thông minh
Chỉ số thông minh được tính theo công thức sau:
IQ = (AM/AR) x 100.
Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực.
Ví dụ: Nếu một cậu bé 10 tuổi, trả lời đúng những câu hỏi có trình độ ở 13 tuổi.
Vậy chỉ số thông minh của cậu bé là:
IQ = (13/10)*100 = 130
Theo cách tính này, thì chỉ số thông minh của một người bình thường là 100.
Chỉ số IQ trung bình của người Việt Nam là 94, tương đối cao so với bảng xếp hạng của thế giới.

Chỉ số thông minh trung bình của người Việt Nam tương đối cao so với bảng xếp hạng thế giới.
Dưới đây là bảng thang điểm chỉ số IQ Stanford – Binet
Điểm IQ | Định mức IQ | % Dân số |
Trên 130 | Rất có năng khiếu | 2,1% |
121-130 | Năng khiếu | 6,4% |
111-120 | Trí thông minh trên trung bình | 15,7% |
90-110 | Trí thông minh trung bình | 51,6% |
80-89 | Dưới mức thông minh trung bình | 15,7% |
70-79 | Suy giảm nhận thức | 6,4% |
Làm thế nào để đo được chỉ số thông minh?
Để đo chỉ số IQ, các chuyển gia tâm lý đã thiết kế ra các bài trắc nghiệm nhằm kiểm tra khả năng lâp luận logic của mỗi người.
Chỉ số này rất ít biến đổi và không phải lúc nào cũng có xu hướng tăng lên trong suốt cuộc đời của mỗi người.
Người ta phân tích và đánh giá rằng, chỉ số IQ sẽ ổn định nhất ở độ tuổi từ 16 trở đi và có thể tăng chậm cho đến khi 30 tuổi nhưng sau đó sẽ giảm dần.
Vậy độ tuổi “vàng” để phát triển chỉ số IQ cao nhất là vào khoảng từ 20 – 30 tuổi.
Các chỉ số thông minh khác bạn cần biết là gì?

Ngoài chỉ số IQ, còn có 7 chỉ số khác cần được rèn luyện và phát triển
Ngoài chỉ số thông minh IQ, còn có các loại chỉ số thông minh khác cũng rất quan trọng mà mỗi người cần hiểu biết, quan tâm và phát triển.
Dưới đây là danh sách 7 loại chỉ số thông minh bạn cần biết:
Trí thông minh cảm xúc (EQ – Emotional Quotient)
Người ta thường nói: Những người thành đạt không phải là những người có IQ cao nhất mà là có EQ cao nhất.
EQ được hiểu là khả năng hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác.
Hơn thế, EQ còn là khả năng chế ngự, kiểm soát các cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh.
Do vậy, người có trí thông minh cảm xúc cao sẽ dễ thích nghi, nhanh chóng hòa hợp trong một tập thể và dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn.
Đây là một loại chỉ số thông minh cần được rèn luyện và phát triển, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, công việc luôn đòi hỏi tính tập thể cao.
EQ một phần là bẩm sinh (do GEN quy định và có thể kiểm tra thông qua Giải mã GEN) nhưng giáo dục, rèn luyện cũng đóng một vai trò cực kì quan trọng.
Việc giáo dục, rèn luyện trí thông minh cảm xúc phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành nhằm tăng cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới.
Mục đích của giáo dục là phát triển song song cả hai chỉ số IQ và EQ.
Thông minh xã hội (SQ – Social Quotient)
Nếu thông minh trí tuệ được hiểu là khả năng tìm ra giải pháp tối ưu trong một tình huống thì thông minh xã hội là khả năng thực hành tốt nhất các mối liên hệ xã hội trong sự hài hòa. Vì vậy, thông minh xã hội có vai trò quan trọng trong cuộc sống này.
Trí thông minh sáng tạo (CQ – Creative Intelligence)
Nhờ có sự sáng tạo mà thế giới mới có những bước đột phá, tạo ra những bước nhảy vọt, tạo nên nền văn minh nhân loại ngày nay.
Và cũng chính sự sáng tạo giúp phân biệt giữa người này với người khác. Sáng tạo là cốt lõi của trí thông minh.
Đó là lý do để đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá được gọi là Trí thông minh sáng tạo (CQ – Creative Intelligence).
Chỉ số đam mê (PQ – Passion Quotient)
Là sự toàn tâm, toàn ý dành cho bất cứ việc gì để đạt được thành công.
Để đặc trưng cho phẩm chất này người ta đưa ra khái niệm Chỉ số đam mê (Passion Quotient, viết tắt PQ). Đi cùng với PQ là Chỉ số nghề nghiệp (Career Quotient CQ).
Chỉ số vượt khó (AQ – Adversity Quotient)
Là chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao…
AQ là phương thức phản ứng đối với những tình huống khó khăn của cuộc đời; là năng lực về phương diện tâm lý, giúp con người tìm ra lối thoát trong những tình huống khó khăn, bế tắc và vượt qua những chướng ngại trên đường đời.
AQ là tổng hoà của ý chí và trí tuệ. Đây là chỉ số đặc biệt quan trọng trong tuyển dụng.
Trình độ biểu đạt ngôn ngữ (SQ – Speech Quotient)
Chỉ số SQ là thước đo tổng hợp để đánh giá khả năng ngôn ngữ, mức độ biểu đạt chính xác và hữu hiệu của một cá nhân.
Chỉ số đạo đức (MQ – Moral Quotient)
Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Vì vậy, đây là chỉ số quan trọng, được thừa nhận chung và không cần bàn cãi nhiều.
Giải mã GEN giúp ba mẹ hiểu con hơn
Công nghệ giải mã GEN – CircleDNA sẽ giải mã 9 đặc điểm thành công của trẻ như:
- Chỉ số thông minh (IQ)
- Chỉ số cảm xúc (EQ)
- Tinh thần doanh nhân (Chỉ số vượt khó) (AQ)
- Trình độ học vấn
- Khả năng ngôn ngữ
- Kỹ năng toán học
- Kỹ năng ghi nhớ
- Khả năng sáng tạo
- Sức mạnh xử lý thông tin
cùng nhiều các kết quả khác như chế độ ăn, dinh dưỡng, thể dục, thể hình, nguy cơ ung thư, bệnh di truyền gen lặn, các bệnh mạn tính, ….
Vì vậy, ba mẹ hãy tham gia dịch vụ giải mã GEN cho con để hiểu con hơn và từ đó có những định hướng cho sự phát triển tốt nhất cho con nhé!